(Tinmoi.vn) Trong chương trình trực tiếp "Trở về từ ký ức" số 25 của VTV vào ngày 12/1, những thủ đoạn cũng như mánh khóe lừa đảo của người tự xưng nhà tâm linh Vũ Thị Hòa đã bị chương trình vạch mặt. Đồng thời chương trình cũng chỉ ra phương pháp thẩm định sai lầm khi Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người cấp giấy chứng nhận là cán bộ của viện cho bà Vũ Thị Hòa.
Chứng cứ phủ nhận về Đoàn tâm đức Yên Bái và bà Vũ Thị Hòa.
Trong chương trình "Trở về ký ức" một loạt chứng cớ về việc lừa đảo của bà Hòa và cái được gọi là Đoàn tâm đức Yên Bái đã được chỉ ra. Cụ thể trong đó có công văn của Cục chính trị quân khu 7 số 50 /CCT-PCS gửi đi 9 tỉnh về hành vi lừa đảo của bà Vũ Thị Hòa và Đoàn tâm đức Yên Bái ngày 9/1/2012. Công văn trục xuất khỏi địa bản huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu đối với bà Hòa. Ngoài ra còn có một loạt các kết quả giám định không có chất hài cốt trong các mẫu vật từ các cuộc khai quật mộ tập thể và cuộc cất bốc lẻ do bà Vũ Thị Hòa chỉ ra tại Tân Hiệp, Long Khánh, Cần Lê, Tây Ninh, Xuyên Mộc.
Ông Bùi Tiến Lợi (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Yên Bái) cho biết: "Không có Đoàn tâm đức nào của Yên Bái đi tìm mộ cả, bà Hòa đúng là người ở Yên Bái, nhưng trước đây làm nghề buôn bán, sau đó khi đi phiêu bạt khắp nơi, kiếm sống băng nghề đi tìm mộ".
Cơ quan phường Đồng Tâm, Yên Bái nơi bà Hòa thường trú cho biết, cơ quan đã 2 lập lập biên bản về việc bà Hòa cất bốc mộ dân bị phát giác là bất minh, và 1 vụ bà Hòa bị đòi nợ gây mất trật tự trị an.
Phía cơ quan công an cũng đã mời gia đình bà Hòa lên để cam kết không phát tán những ấn phẩm, tài liệu, không tổ chức bốc bát hương tìm mộ trái quy định.
Bài dọa tan thây nếu như không đi theo cô, để cô gia hộ
Mặc dù nhà tâm linh Vũ Thị Hòa luôn nói với các thân nhân liệt sĩ là đi tìm mộ miễn phí, để tích tâm đức. Tuy nhiên với mánh khóe riêng của mình và Đoàn tâm đức Yên Bái, bà Hòa đã rót vào túi không ít tiền.
Bất cứ ai tìm đến bà hòa, đều biết Ông Chu Xuân Thu, người đã có gia đình tại Yên Bái, nhà khá giả, có ô tô, con gái làm thẩm phản một huyện tại tỉnh Yên Bái. Ông Thu có gần 10 năm đi B, chính nhờ kinh nghiệm chiến trường, nên khi cùng nhau chạy trốn nợ, ông đã nghĩ ra vở kịch tìm kiếm mộ liệt sĩ mà người diễn chính là bà Hòa.
Theo lời gia đình ông Thu kể lại, lúc đầu bà Hòa bước vào gia đình này như một người con kết nghĩa, buôn bán ở chợ rồi dần dần vay mượn tiền nong, buôn động vật cấm, nợ bác tỷ.
Vào tháng giêng năm 2011, ông Thu với nói với vợ con sẽ trốn đi cùng cô Hòa để kiếm tiền trả nợ.
Là thành viên đã tham gia Đoàn tâm đức Yên Bái 1 năm, bà Chu Thị Chiềng em gái ông Chu Xuân Thu đã đứng ra làm nhân chứng tố cáo nhóm làm giả hài cốt liệt sĩ để trục lợi này.
Theo bà Chiềng, trong vụ cô Hòa đi Tây Ninh, núi Bà Đen để tìm mộ liệt sĩ không lấy tiền cho gia đình người đàn ông tên Dũng. Tuy nhiên sau khi trở về, cô Hòa lại gọi điện cho Dũng kêu vay 100 triệu đồng, và người này đã gửi ra cho cô 100 triệu.
Cô Hòa và Đoàn Tâm đức Yên Bái trong một cuộc khai quật mộ
Tương tự vụ tìm mộ bố anh Hà (Giám đốc Công ty xây dựng) người này có con với cô Hòa, cố gắng giúp gia đình, đưa bố anh ý về thì không tiếc gì cô. Cô Hòa đã nói là miễn phí, tuy nhiên sau đó gặp khó khăn, cô lại điện vào cho anh Hà gửi ra 300 triệu.
Bà Chiềng và các nhân chứng khác còn đưa ra nhiều ví dụ đoàn tâm đức yên bái đã vay tiền, nhận tiền quyên góp, lợi dụng sự cung phụng của những người có niềm tin, để ăn ở đi lại và tiêu sài.
Như vậy, dù bên ngoài là không ra giá, không mặc cả, không nhận tiền để tìm mộ, nhưng những người này, vẫn mắc phải tội danh lừa đảo, nếu đúng là họ làm giả mộ liệt sĩ để lợi dụng niềm tin của các thân nhân và những người có tâm khác.
Không những lừa đảo làm giả hài cốt liệt sĩ để trục lợi, bà Hòa còn lôi kéo nhiều người tham gia vào Đoàn tâm đức Yên Bái. Thậm chí bà còn dọa anh Nguyễn Văn Sơn "con chỉ còn vài tháng nữa là tan thây, nếu như không đi theo cô, để cô gia hạn cho". Mới những lời đe dọa này, trong gần 1 năm trời, anh Sơn đã dùng xa nhà, tiền nhà, chi tiêu cho cả Đoàn tâm đức Yên Bái. Thậm chí anh Sơn còn mua cả nhà cho bà Hòa và ông Thu ở. Cũng chính ông Sơn đã cho người đi sửa nhà mình ở quận 12, TP.HCm để lập bàn thờ, làm DVD c ho cô Hòa đem phát bắt chước 1 nhà ngoại cảm khác.
Mánh khóe lừa đảo
Là một cánh tay phải, đệ tử thân cận, anh Sơn biết quá nhiều cho đến khi anh Sơn khẳng định đây là trò lừa đảo, và ông Thu thú nhận đây chỉ là trò để làm kinh tế, thì anh Sơn mới lên tiếng với chương trình :"Trở về từ ký ức".
Trong cuộc tìm kiếm ở núi Mây Tài, bà Hòa và ông Thu, cấy vật giả trong đêm, đào đại trà, có ngày đào 30 hố sâu 1- 2 tấc rồi để đấy, Dễ dàng hình dung những miếng tăng nhựa, mảnh bom, ống tiêm đã được cấy vào giữa đêm ra sao.
Thượng úy Nguyễn Văn Hậu, Trợ lý dân Vận, trường bắn quốc gia khu vực 3: "Cô Hòa đã đào, để qua đêm hoắc 1 vài đêm mới bốc, tôi là người trực tiếp tham gia bốc, khi thọc tay xuống khoảng đất đã được chừa lại thì thấy rất mềm, chứng tỏ khoảng đất đó đã được xới lên rồi. "
Và cái gọi là xương, chỉ là những tổ mối. Một miếng nhựa đen đã qua lửa bọc đất tổ mối, hầu như hố khai quật nào cũng y như nhau. Thậm chí họ đã cấy thô thiển đến mức, mối sống chui ra từ chỗ được gọi là đầu liệt sĩ đã mất cách đây 40 năm mà phía trên không hề có một đụm mối nào.
Xương liệt sĩ thực chất là tổ mối
Sau khi bị trục xuất khỏi Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu, đối tượng Hòa, và Thu không còn dám dùng cách cấy nông nữa, hiện trường bắt đầu được chuẩn bị trước vài ngày.
Trong cuộc tìm kiếm ở nhà lao Tân Hiệp, Đồng Nai, anh Sơn cho biết, trước đó cô Hòa đã cử hai người xuống trước, trong đó có người tên là Trường mang theo cuốc xẻng, và dụng cụ chạy xe từ Vũng Tàu về Đồng Nai. Trước khi đi, cô Hòa có dặn Trường: "Con à, nếu có gì thì chỉ cần ok, hay cần ký hiệu với nhau là cô biết".
Sau khi cất bốc mộ ở nhà lao Tân Hiệp bị thất bại. Cô Hòa đã quyết định tìm 36 chú đặc công ở Long Khánh. Theo cô Hòa: "Cô quyết định làm 36 chú đặc công ở Long Khánh, bằng mọi giá, cô sẽ tìm mọi cách để cô bốc ở ngoài đó. Riêng Long Khánh, vì người ta đã bỏ ra bao nhiêu tỷ nhưng chưa tim thấy hài cốt liệt sĩ, giờ mình lấy lên để lấy lại tiếng lại ở Biên Hòa".
Trước ngày cất bốc mộ ở Long Khánh, anh Sơn được chỉ đạo đưa cô Hòa cùng một số người khác về Long Khánh trước 1 ngày. Đặc biệt, cô Hòa dặn đi dặn lại Sơn: "Nếu như Long Khánh có hỏi, thì phải bảo đi từ SG lên, chứ không phải lên từ hôm trước".
Trong vụ tìm 36 chú đặc công này, thủ đoạn khai quật mộ của bà Hòa rất tinh vi, trên mỗi ngôi mộ đều có một cây mọc lên, và cô nói là có hài cốt liệt sĩ ở dưới đó.
Việc cấy mộ giả cũng làm tinh vi hơn trước, phần đất mặt được đào và bỏ riêng lên trên, tiếp đến moi đất đến đâu thì bỏ đến đó. Sau khi cấy bộ xong, thì lấy phần đất ở trong bao bỏ xuống rồi bỏ phần đất mặt lên...rải lá lên trên. Đặc biệt quá trình làm này, được Hòa trải một tấm bạt lớn, khiến đất không thể rơi vãi ra ngoài được.
Trong vụ khai quật mộ ở Chư Păh- Gia Lai, cô Hòa đều bắt viết, và nói dưới đó có những gì, tăng, bi đông, đèn pin, hay lọ thuốc, thậm chí còn noi rõ cả con số trên lọ thuốc. Nhiều người nghe và ghi chép, ngày mai xem cô cất bốc, thấy đúng, liền tin cô có cái nhìn siêu phàm. Trong số đó có các nhà nghiên cứu của viện viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người, hai cuộc khảo cứu để cấp giấy chứng nhận là cán bộ của viện cho cô Hòa, 1 lần ở Tây Ninh, 1 lần ở Chư Păh đều dựa trên niềm tin như vậy, "nói rồi, mà đào lên đúng thì có khả năng thấu thị chứ còn gì nữa"
Các nhà khoa học đã không để chỗ cho một khả năng, người biết rõ về 1 vật được chôn kín, chính là người mang nó đi chôn, .Họ đã ca ngợi đối tượng Vũ Thị Hòa qua một cuộc cất bốc mà nhân chứng là giả, di vật là giả, và tất nhiên nơi hi sinh của liệt sĩ cũng là giả.
Cựu chiến binh tiếp tay lừa đảo làm giả di vật hài cốt liệt sĩ
Ông Cấn Văn Hành là cựu chiến binh, thuộc sư đoàn 320 là em của liệt sĩ Cấn Văn Học đã có đơn đề nghị và tự nhận mình là người trong đoàn Tâm đức Yên Bái để tìm kiếm hài cốt liệt sĩ.
Bi động di vật của liệt sĩ Cấn Văn Học là bi đông không có thật, đây là bi động của cựu chiến binh Nguyễn Đức Sở ở Bù Đăng được ông Hành xin lại và khắc tên anh mình lên. Để nói với mọi người cô Hòa đã tìm ra anh của mình.
Ông Hành chính là người đã nhận mình đã chôn cất 5 liệt sĩ ở Chư Păh, Gia Lai. Tuy nhiên khi điều tra cho thấy, 5 mộ liệt sĩ ở đây không phải là mộ liệt sĩ, mà do bà Hòa cùng ông Hành bầy ra nói là mộ liệt sĩ để lừa các gia đình liệt sĩ. Căn cứ vào địa danh, đơn vị tác chiến trên khu vực, khi ông Hành nói khi chôn cất các liệt sĩ thì có sư đoàn bộ binh 10 hoạt động ở đó, tuy nhiên sư đoàn bộ binh 10 năm 1971 chưa được thành lập, mà mãi năm 1972 mới thành lập.
Mặt khác theo giấy báo từ, các liệt sĩ ở các đơn vị khác nhau, hi sinh năm khác nhau. Nhưng ông Hành lại khẳng định, mình chính là người chôn cất các liệt sĩ này năm 1971. Theo giấy báo tử có 2 liệt sĩ hi sinh năm 1970, 1 liệt sĩ hi sinh năm 1969, 2 liệt sĩ hi sinh năm 1972.
Theo đại tá Vũ Viết Hiền - Nguyên Phó chỉ huy, tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Quân sự Kon Tum, nguyên trung đoàn trưởng E28, F10, quân khu 3, :" Khi khai quật phần địa chất không phải đất chôn năm 1971, mà đây là đất mới chôn, thậm chỉ những hiện vật hầu hết vẫn còn mới, và các phần mộ liệt sĩ không có hài cốt liệt sĩ, điều đó khẳng định đây là hài cốt giả".
Đại tá Nguyễn Hữu Lợi (Phó chính ủy, Bộ chỉ huy quân sự Gia Lai) người trực tiếp tham gia vào cuộc quy tập mộ liệt sĩ ở Chư Păh cho biết: "Việc bà Vũ Thị Hòa, tổ chức đi tìm kiếm hài cốt liệt sỹ, trực tiếp tham gia vào cuộc quy tập, tôi thấy thông tin của cuộc quy tập bịa đặt, hiện trường đã được làm giả, quá trình làm giả làm từ lâu, nhưng cơ quan chức năng ko biết, gia đình liệt sĩ bị lừa dối"
Hiện tại ông Hành đang bị điều tra về việc tự nhận mình làm đại tá, là sư trưởng sư 9, nhận tiền làm loạt Chính sách cho những gia đình bị chất độc màu da cam, và thương binh.
H.N
Trích lược từ chương trình "Trở về từ ký ức" số 25 của VTV phát sóng ngày 12/1