Tin mới

Vụ buôn lậu thiết bị y tế quá date: Nghi vấn nhiều nhóm lợi ích phía sau

Thứ ba, 12/08/2014, 12:13 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) – Từ vụ việc Giám đốc Cty A.N.N.A bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi buôn lậu thiết bị y tế, dư luận đã đặt ra câu hỏi là ai sẽ phải chịu trách nhiệm trước việc các thiết bị này tràn lan trong các cơ sở khám chữa bệnh? Và với vai trò quản lý nhà nước, Vụ Trang thiết bị công trình y tế (Bộ Y tế) có trách nhiệm như thế nào?

(Tinmoi.vn) – Từ vụ việc Giám đốc Cty A.N.N.A bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi buôn lậu thiết bị y tế, dư luận đã đặt ra câu hỏi là ai sẽ phải chịu trách nhiệm trước việc các thiết bị này tràn lan trong các cơ sở khám chữa bệnh? Và với vai trò quản lý nhà nước, Vụ Trang thiết bị công trình y tế (Bộ Y tế) có trách nhiệm như thế nào?

Theo hồ sơ xác minh của cơ quan điều tra, từ năm 2007 đến năm 2012, Cty A.N.N.A nhập khẩu 46 máy phân tích sinh hóa Hitachi model 704, 717, 904, 911, 917 vào Việt Nam qua Chi cục Hải quan Gia Lâm và Nội Bài, trong đó có tới 38 máy được nhập từ Cty Fameco của Pháp. Điều đáng nói, vào tháng 4/2013, Cty A.N.N.A có đơn gửi Vụ Trang thiết bị và công trình y tế (Bộ Y tế) xin nhập khẩu các thiết bị y tế, trong đó có máy phân tích sinh hóa Hitachi model 904, 9119, 917 xuất xứ từ Mỹ, Nhật, Pháp, sản xuất năm 2012, 2013 và là hàng mới 100%. Sau đó công ty này được Vụ Trang thiết bị và công trình y tế cấp giấy phép để nhập máy như đề nghị.

Tuy nhiên trên thực tế, các đời máy phân tích sinh hóa mà công ty xin nhập đều đã đã cũ nát và việc nhập máy đều do các đơn vị khác ủy thác. Sau đó, số máy hết “date” đó sẽ được đưa vào một số cơ sở y tế, bệnh viện khám chữa bệnh tuyến huyện tại một số tỉnh dưới hình thức cho mượn. Mục đích để hưởng lợi từ việc cung cấp hóa chất không qua đấu thầu.

Chiếc máy xét nghiệm bị cơ quan chức năng phát hiện tại BV ĐK Thường Tín

Theo quy định, việc kiểm định máy móc y tế đủ tiêu chuẩn hay không thuộc trách nhiệm của bộ phận kiểm định (Cụ thể là Vụ Trang thiết bị và công trình y tế - Bộ Y tế). Trong khi báo chí dễ dàng “google” để thấy máy móc do A.N.N.A nhập về có những chiếc “không tìm thấy”, thì những người có trách nhiệm với “kiến thức đầy mình” lại bị để qua mặt. Họ lười google hay cố tình để bị qua mặt.

Lãnh đạo nhấn mạnh đây là sự cố đáng tiếc của ngành, cũng là bài học kinh nghiệm về vấn đề quản lý trang thiết bị y tế. Tuy nhiên, vấn đề là thời gian qua, ngành y tế đã có quá nhiều “sự cố đáng tiếc”. Và khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra, lãnh đạo đều có một khẩu hiệu chung “sẽ tổng kiểm tra, rà soát lại việc quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế tại các bệnh viện, phòng khám trên địa bàn thành phố; xử lý nghiêm để có tác dụng răn đe; sẽ làm quyết liệt và triệt để…”. Thế nhưng, liệu có thể “quyết liệt và triệt để” trong khi bản thân lãnh đạo các ngành còn không định rõ trách nhiệm liên đới của mình.

Hàng hết date nhập về vẫn được bán với giá hàng mới 100%, vậy đơn vị thẩm định và chủ đầu tư có thực sự ‘vô can” trong vụ việc này. Bên cạnh đó, toàn bộ số máy hết “date” được đưa vào các cơ sở y tế, bệnh viện khám chữa bệnh dưới hình thức cho mượn nhưng thực chất việc làm này là nhằm tiêu thụ hóa chất phục vụ việc xét nghiệm sinh hóa tại các cơ sở y tế khám chữa bệnh.  53 máy xét nghiệm do Cty A.N.N.A nhập lậu mang về Doanh thu 30 tỉ đồng/năm tiền hóa chất. Sự việc diễn ra trong nhiều năm khiến người ta không thể không đặt ra câu hỏi: có sự móc ngoặc của các nhóm tiêu cực trong ngành hải quan, y tế và bệnh viện?

-    Vụ việc bắt đầu bị phanh phui hôm 27/7 khi báo chí phát hiện khi Bệnh viện Đa khoa Thường Tín sử dụng máy xét nghiệm sinh hóa gắn mác Đức nhưng một số bộ phận bên trong lại có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cùng ngày, Bộ Y tế đã nhận được phản ánh về vụ việc trên.

-    Chiều ngày 28/7, Bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi Sở Y tế Hà Nội, yêu cầu Sở Y tế Hà Nội thành lập đoàn thanh tra để điều tra báo cáo lại Bộ sự việc.

-    Ngày 29-7, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Văn Dung - tổ trưởng tổ công tác kiểm tra thiết bị y tế tại Hà Nội - cho biết, qua xác minh ban đầu tại hai bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức và Thường Tín cho thấy máy xét nghiệm sinh hóa tự động có nhãn mác nhập ngoại của các hãng uy tín nhưng bên trong đã bị đánh tráo linh kiện.

-    Cơ quan điều tra bắt đầu vào cuộc xác minh nguồn gốc của số máy móc thiết bị rởm trên.

-    Ngày 8/8, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Bộ Y tế, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, sẽ triệu tập cuộc họp với sự tham gia của các cơ quan liên quan như Hải quan, Công an để bàn về vấn đề này.

-    Ngày 10-8, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an cho biết, đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Phạm Hồng Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Kinh doanh thiết bị y tế A.N.N.A về hành vi buôn lậu thiết bị y tế; đồng thời làm rõ các đồng phạm liên quan.

Vũ Đậu

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news