Tin mới

Vụ trao nhầm con ở Mỹ cách đây 23 năm với hậu quả kinh khủng đã thay đổi cách nhận diện trẻ sơ sinh như thế nào?

Thứ tư, 18/07/2018, 08:37 (GMT+7)

Câu chuyện của Rebecca và Caulie - 2 đứa trẻ bị trao nhầm cách đây 23 năm tại Bệnh viện ĐH Virginia (Mỹ), một trong những bệnh viện tốt nhất nước Mỹ, là những dẫn chứng cho tổn thương kinh khủng. Sự việc đau lòng này đã thay đổi toàn bộ hệ thống nhận dạng trẻ sơ sinh tại Mỹ những năm sau đó và cho tới bây giờ.

Câu chuyện của Rebecca và Caulie - 2 đứa trẻ bị trao nhầm cách đây 23 năm tại Bệnh viện ĐH Virginia (Mỹ), một trong những bệnh viện tốt nhất nước Mỹ, là những dẫn chứng cho tổn thương kinh khủng. Sự việc đau lòng này đã thay đổi toàn bộ hệ thống nhận dạng trẻ sơ sinh tại Mỹ những năm sau đó và cho tới bây giờ.

Tháng 6/1995 tại Bệnh viện ĐH Virginia (Mỹ), một trong những bệnh viện tốt nhất nước Mỹ, xảy ra vụ trao nhầm trẻ sơ sinh hi hữu.

Bé Caulie Jonhson (danh tính chỉ được tiết lộ 18 năm sau) là con ruột của Kevin Chittum và bạn gái Whitney Roger được trao nhầm cho cặp vợ chồng Paula Johnson. Ngược lại, Kevin và bạn gái được trao cho bé Rebecca, là con ruột của vợ chồng Paula (1).

3 năm sau, mẹ Kevin buộc bạn gái xét nghiệm để xem Rebecca có phải là con ruột hai người để chuẩn bị cưới hỏi thì họ bị sốc. Rebecca chẳng phải là con ruột của hai người. Kevin và bạn gái truy ngược lại bệnh viện và tìm ra con ruột là Caulie.

Một ngày trước khi Kevin và bạn gái gặp lại con ruột, một Tai nạn giao thông xảy ra giết chết cả hai người. Caulie bị mất bố mẹ ruột và cô ở luôn với gia đình bố mẹ mới. Rebecca về sau cãi lộn với bố mẹ ruột và ở với bà ngoại.

Vụ trao nhầm con ở Mỹ cách đây 23 năm với hậu quả kinh khủng đã thay đổi cách nhận diện trẻ sơ sinh như thế nào? - Ảnh 1.

BS Wynn Tran.

Sự việc là một cú sốc kinh khủng cho cả hai gia đình và hai bé. 18 năm, khi hai bé trưởng thành và đủ lớn, danh tính toàn bộ mọi người và câu chuyện mới được hé lộ.

Câu chuyện này đã thay đổi toàn bộ hệ thống nhận dạng trẻ sơ sinh tại Mỹ. Trước câu chuyện xảy ra, việc nhận trẻ sơ sinh bằng dấu lăn chân và dấu vân tay của bố mẹ. Sai sót xảy ra là chuyện đương nhiên do quá nhiều khâu làm việc giấy tờ.

Sau đó, các bệnh viện dùng hệ thống "band scan" để xác định danh tính. Ngay khi sản phụ vào phòng sinh thì việc ra vào của những người không liên quan sẽ cực kỳ hạn chế. Khi em bé ra đời, lập tức được dán 2 band vào người, một tại cổ tay, một tại bàn chân. Cha mẹ của em bé cũng được dán 2 band giống vậy vào cổ tay. Dán band xong mọi người mới được phép rời phòng.

Luật New York bắt buộc bác sĩ và y tá phải làm xong danh tính band trước khi ra khỏi phòng sinh (2). Sau đó, tất cả bệnh viện Mỹ bắt buộc phải dùng hệ thống band nhận diện cho tất cả trẻ sơ sinh.

Từ năm 1998 đến nay tại Mỹ đã không có báo cáo thêm vụ trao nhầm con nào khác.

Vụ trao nhầm con ở Mỹ cách đây 23 năm với hậu quả kinh khủng đã thay đổi cách nhận diện trẻ sơ sinh như thế nào? - Ảnh 2.

2 bé Phùng Thanh H. và Đoàn Nhật M. bị trao nhầm cách đây 6 năm tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội).

Dùng band để nhận diện cũng bảo vệ cho trẻ em khỏi việc bị bắt cóc. Tại BV Mỹ, trẻ em chỉ được trao cho cha mẹ (hoặc ông bà) khi được quét scan nhận dạng chính xác.

23 năm sau câu chuyện trao nhầm con tại Mỹ, vụ trao nhầm con tương tự lại xảy ra tại Việt Nam khi mà công nghệ quét band đã trở nên phổ biến.

Tuy nhiên, cách hành xử của bệnh viên và truyền thông tại Việt Nam làm nổi lên quan ngại về tâm lý và chấn thương của trẻ khi các thông tin cá nhân về hai bé liên tục được đưa ra. Cách hành xử và câu chuyện hai bé trở thành đề tài thảo luận trên Facebook, thậm chí có group được lập ra để chỉ các bà mẹ cách ngăn ngừa trao nhầm con.

Các nghiên cứu cho thấy chấn thương về tâm lý khi trẻ bị xa cách (separation anxiety) rất trầm trọng trong những năm đầu tiên xa rời bố mẹ. Câu chuyện và hồi kết của Rebecca và Caulie là những dẫn chứng cho tổn thương đó mặc dù truyền thông và bệnh viện đã bảo mật cho các em cho đến khi các em 18 tuổi. Gia đình Johnson sau đó đã kiện bệnh viện đòi bồi thường 31 triệu USD, nhưng sau đó chấp nhuận thoả thuận 1,25 triệu.

Sau câu chuyện Việt Nam, hy vọng tất cả các bệnh viện sẽ có hệ thống nhận dạng thích hợp để không còn trường hợp thất lạc nào xảy ra nữa.

Nguồn tham khảo:

1. http://www.nydailynews.com/news/national/virginia-teen-talks-switched-birth-mistake-changed-security-hospitals-nationwide-article-1.1516610.

2. https://www.nytimes.com/1998/08/23/nyregion/how-hospitals-keep-babies-linked-to-their-parents.html.

Bác sĩ Trần Huỳnh (tên tiếng Anh là Huynh Wynn Tran) sinh năm 1979 tại Bạc Liêu.

- Tốt nghiệp Đại học Kiến trúc University of Michigan.

- Tốt nghiệp chuyên ngành Y sinh học - trường Đại học Grand Valley State University, Mỹ.

- Tốt nghiệp văn bằng Tiến sĩ Y khoa ĐH New York tai Buffalo, Mỹ.

- Bác sĩ nội trú chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Đại học University of Florida, bác sĩ nội trú chuyên khoa nội tổng quát Bệnh viện St Joseph Mercy Health.

BS Trần Huỳnh

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news