Tin mới

Vụ xe Camry tông 3 người chết: Sự vô cảm của người đi đường có hoàn toàn đáng trách?

Thứ ba, 01/03/2016, 18:22 (GMT+7)

Độc giả lên án sự thờ ơ, vô cảm của người đi đường vì không cứu giúp người bị nạn trong vụ tai nạn xe Camry tông 3 người chết tại Long Biên nhưng xét theo một khía cạnh khác, sự vô cảm đó lại xuất phát từ những toan tính rất... thực tế.

Độc giả lên án sự thờ ơ, vô cảm của người đi đường vì không cứu giúp người bị nạn trong vụ tai nạn xe Camry tông 3 người chết tại Long Biên nhưng xét theo một khía cạnh khác, sự vô cảm đó lại xuất phát từ những toan tính rất là... thực tế.[mecloud]CoV2ksxWgK[/mecloud]

(Video: VTV)

Liên quan vụ lái xe Camry gây tai nạn kinh hoàng khiến 3 nạn nhân tử vong xảy ra tại phố Ái Mộ, thuộc địa bàn phường Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội), độc giả đã gửi hàng nghìn lượt chia sẻ trên các diễn dàn, mạng xã hội bày tỏ sự tiếc thương đối với các nạn nhân xấu số, đặc biệt là đối với cháu bé tử vong trên đường đi cấp cứu. Đồng thời, xuất hiện nhiều ý kiến bình luận, lên án sự thờ ơ của người đi đường vì không tham gia hỗ trợ, đưa nạn nhân tới bệnh viện kịp thời trong bối cảnh sự sống của nạn nhân vẫn còn một chút cơ may cứu vãn.

Độc giả nhanh chóng cáo buộc việc một số tài xế taxi, người đi đường lựa chọn phương án "không dừng lại", cố tình điều khiển xe chạy qua hiện trường tai nạn hoặc né tránh giúp đỡ nạn nhân... là vô cảm, phi nhân văn. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận vấn đề ở một khía cạnh khác, và căn cứ vào những tình huống hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn giao thông từng xảy ra, thì lựa chọn của những người này thực sự không hoàn toàn đáng lên án bởi họ đưa ra quyết định cũng xuất phát từ những nguyên do rất thực tế.

Hiện trường vụ tai nạn xe Camry tông 3 người chết ở Long Biên. Ảnh: báo Giao thông

Mỗi ngày, trên địa bàn cả nước xảy ra hàng trăm vụ va chạm giao thông, trong đó, không ít người phải đối mặt với tử thần hoặc mang thương tật suốt đời vì không được hỗ trợ, giúp đỡ trong thời điểm xảy ra tai nạn. Tuy nhiên, cũng có nhiều vụ, nạn nhân thương vong may mắn được cấp cứu kịp thời nhờ được người đi đường chuyển tới bệnh viện. 

Và trong rất nhiều trường hợp, người đi đường hỗ trợ các nạn nhân Tai nạn giao thông chỉ đơn thuần vì muốn giúp họ thoát khỏi ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết; làm giảm đi khoảng cách giữa thương tật và lành lặn của một... cơ thể người. Lúc ấy, họ cứu người vì những lý do rất cảm tính nhưng nhân văn.

Như vậy, trong khi sự vô cảm của một bộ phận người tham gia giao thông đang là thực trạng đáng báo động trong xã hội, thì việc xuất hiện những người sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ người bị nạn luôn nhận được sự ủng hộ và biết ơn từ chính những nạn nhân, thân nhân người bị nạn cũng như từ dư luận, cộng đồng. 

 Do dự về "tai bay, vạ gió"?

Sau một số trường hợp xảy ra tai nạn mà nạn nhân bị bỏ mặc, bạn đọc sẵn sàng lên án, cáo buộc người đi đường bằng nhiều lý lẽ thuộc phạm trù đạo đức. Tuy nhiên, có ai dám chắc, nếu có mặt tại hiện trường tai nạn thời điểm đó, ai trong số những bạn đọc kia sẽ là người ở lại cứu giúp nạn nhân. 

Có mặt tại hiện trường vụ tai nạn xe Camry tông 3 người tử vong nhưng người đi đường không dừng lại và chấp nhận bị đánh giá là "vô cảm". Ảnh: Kênh 14

Và trong vụ tai nạn xe Camry vừa xảy ra tại phố Ái Mộ, sự lựa chọn "vô cảm" của một số tài xế taxi, người tham gia giao thông có thể xuất phát từ chính thực tế cứu nạn diễn ra thời gian qua. Cụ thể, không ít trường hợp tham gia cấp cứu người bị nạn, người đi đường lại vô tình vướng vào vô vàn những rắc rối khác. Đó là việc họ bỗng nhiên trở thành người "cầu xin" sự giúp đỡ từ người đi đường khác để cùng hỗ trợ đưa nạn nhân đi cấp cứu; bỗng dưng trở thành "người thân" bất đắc dĩ với người bị nạn vì những yêu cầu về thủ tục hành chính của bệnh viện. Không ít trường hợp, họ vô tình bị hành hung vì bị nhầm là người gây tai nạn. Và nghiêm trọng hơn, nhiều trường hợp còn bị liên đới tới các cuộc điều tra của cơ quan chức năng và nhiều vấn đề pháp lý phức tạp khác. 

Chính vì vậy, việc họ trở nên vô cảm, thờ ơ trước những lời cầu khẩn đưa nạn nhân đi cấp cứu cũng có phần dễ lý giải: Họ sợ mình lại tiếp tục trở thành "nạn nhân" theo những cách hiểu đã được đề cập ở trên. Thậm chí, nếu là người hiểu biết rõ về sơ cứu y tế, nắm vững các quy tắc chuẩn trong sơ cứu người bị nạn nhưng vẫn nhanh chóng tìm cách "thoát" ra khỏi hiện trường thì xét cho cùng, cũng khó có thể oán trách họ. 

Và có thể, tại thời điểm đó, nỗi sợ hãi về những rắc rối, phiền toái có thể bất ngờ xảy đến nếu tham gia "làm phúc cứu người" đã khiến cho họ quyết định hành xử "vô cảm" trong mắt người khác chỉ với lý do duy nhất là đảm bảo "an toàn" cho bản thân mình.

Trước đó, như đã đưa tin, vào 7h30 phút sáng ngày 29/2, Nguyễn Quang Vinh (SN 1977) trú tại phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội) điều khiển chiếc xe ôtô nhãn hiệu Camry, BKS 29A - 866.23 lưu thông từ đầu phố Ái Mộ, khi đến gần số nhà 33, phố Ái Mộ đã bất ngờ lao thẳng vào 3 chiếc xe máy và 1 người đi bộ. 

Hậu quả khiến bà Nguyễn Thị Trúc (SN 1969, ở phố Ái Mộ, quận Long Biên, Hà Nội); ông Trần Viết Tiến (SN 1952, ở phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) tử vong tại chỗ. Còn cháu Trần Gia Hân (SN 2009, cháu ông Tiến) bị thương rất nặng. 

Thời điểm đó, chứng kiến hiện trường vụ tai nạn, một giáo viên của trường nơi cháu Hân theo học đã kêu gọi những người qua đường giúp đưa cháu đi cấp cứu nhưng không tài xế nào dừng lại. Khi lực lượng công an có mặt, cháu được đưa lên xe tải để đến bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, do chấn thương quá nặng, cháu đã tử vong.

Xem thêm video:[mecloud]KXG1HUitmm[/mecloud]

Vũ Đậu

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news