Tin mới

Vụ xe Mercedes lao xuống sông Hồng khiến 2 người tử vong: Cách thoát chết khi ô tô chìm xuống nước

Thứ hai, 05/11/2018, 08:59 (GMT+7)

Theo các chuyên gia, chẳng may khi xe gặp sự cố, người ngồi trong xe cần hết sức giữ bình tĩnh và tìm cách phá cửa sổ, hít một hơi thật sâu rồi sau đó thoát ra khỏi xe.

Theo các chuyên gia, chẳng may khi xe gặp sự cố, người ngồi trong xe cần hết sức giữ bình tĩnh và tìm cách phá cửa sổ, hít một hơi thật sâu rồi sau đó thoát ra khỏi xe.



Như tin đã đưa, khoảng 19h ngày 3/11, chiếc xe ô tô Mercedes (GLC300, sản xuất năm 2017, biển số 30E-86836) di chuyển trên làn đường hỗn hợp (dành cho cả ôtô và xe máy) trên cầu Chương Dương, chiều từ quận Long Biên vào nội thành Hà Nội thì đâm bay lan can cầu, rơi xuống sông Hồng.

Vụ xe Mercedes lao xuống Sông Hồng: Cây cầu có lan can che chắn yếu?

 Cứu hộ lai dắt thành công chiếc xe vào bờ. Ảnh: Trí thức trẻ

Công tác cứu hộ đã diễn ra trong đêm và đến khoảng 1h20 ngày 4/11, lực lượng chức năng đã đưa được chiếc ô tô gặp nạn vào bờ. Trên xe có 2 thi thể được xác định là nữ giới.

Từ vụ tai nạn nghiêm trọng trên, một số chuyên gia về xe ô tô đã đưa ra chỉ dẫn về cách thoát nạn khi xe gặp nạn dưới nước để giảm thiểu những thiệt hại đáng tiếc về người:

1. Giữ bình tĩnh

Sự sợ hãi sẽ làm giảm năng lượng của cơ thể, hút hết lượng không khí quý giá và khiến đầu óc bạn trống rỗng. Do đó, hãy dành thời gian để nghĩ đến những gì cần làm tiếp theo và tập trung vào tình huống bạn đang phải đối mặt.

2. Giữ tay lái đúng hướng

Theo lý giải trên báo Dân trí, đó chính là vị trí 9h và 3h. Vị trí trên giúp bạn có cách đánh lái đúng và tránh các va đập có thể khiến kích hoạt hệ thống túi khí.

Nếu bạn đặt tay sai, ví dụ ở vị trí 10h và 2h, khi túi khí nổ với tốc độ khá lớn sẽ làm bạn tự đập tay vào đầu mình (trong vòng 0,04 giây các bơm hơi sẽ làm phồng căng túi khí). 

3. Mở cửa xe để thoát ra ngoài

Về thời điểm mở cửa xe, kỹ sư Lê Văn Tạch, người am hiểu chuyên sâu về ô tô cho biết trên báo Người đưa tin: “Khi xe ô tô đã rơi xuống nước thì những áp lực từ nước đẩy vào cánh cửa rất lớn. Xe đã bị chìm xuống nước, việc tự đẩy ra rất khó khăn. 

Khi trong xe và bên ngoài đang bị chênh lệch áp suất lớn như vậy thì việc cố gắng đẩy cửa ra là điều bất khả thi. Chỉ có chờ đến lúc cân bằng áp suất (tức là nước sẽ tràn dần vào xe), trong lúc nước đang tràn đó người bị kẹt trong xe cũng không nên hoảng loạn. Không nên cố đẩy cửa ra trong khi chênh lệch áp suất, điều này dẫn đến kiệt sức". 

Người bị kẹt nên chờ nước tràn gần hết rồi bắt đầu mở cửa ra. Bởi, cứ cố tình mở khi chưa cân bằng áp suất sẽ dẫn đến việc khi áp suất cân bằng thì sẽ không còn sức, dẫn đến chết ngạt, chết đuối.

4. Đập vỡ cửa kính

Nếu bạn không thể mở được cửa sổ bằng tay, hoặc xe của bạn trang bị hệ thống cửa sổ đóng mở bằng điện và hệ thống này không hoạt động trong nước, hãy cố gắng dập vỡ cửa kính xe bằng chân, vai hay những vật nặng bạn có thể có trong tay vào thời điểm đó.

 

Làm như vậy để nước sẽ vào trong xe nhanh hơn. Cửa sổ hoặc cửa xe càng được mở sớm bao nhiêu thì cơ hội bạn thoát ra được càng lớn bấy nhiêu khi áp suất bên trong và bên ngoài xe được cân bằng.

Bạn nên trang bị bộ công cụ phá cửa kính trên xe.

5. Thoát ra khỏi xe

Sau khi tháo dây an toàn, hãy thoát ra khỏi xe bằng cửa sổ hoặc cửa xe bằng tay gần cửa nhất. Đừng đạp chân xuống phía dưới vì có thể bạn sẽ làm người khác bị thương.

Nếu trong xe có trẻ em, hãy khuyên bé bình tĩnh và hít thở sâu cho đến khi mức nước ngang ngực bé. Sau đó ra hiệu bé hít thật sâu và nín thở bằng cách bóp vào cánh mũi. Ngay sau khi nước đã ngập toàn bộ xe, bạn hãy tháo dây an toàn và giúp bé tháo dây an toàn rồi đưa bé ra ngoài.

Nếu trẻ biết bơi thì cố gắng đưa trẻ lên càng cao càng tốt, nếu không, cố gắng cho trẻ bám vào một vật có thể nổi được trước khi ra ngoài, sau đó, bạn thoát ra, rồi cố gắng đưa trẻ cùng lên mặt nước.

Khi thoát ra khỏi xe, việc đầu tiên là bạn phải tìm cách nổi lên mặt nước càng sớm càng tốt. Nếu gặp trường hợp không định hướng được, bạn hãy bơi về hướng có ánh sáng hoặc theo hướng các bọt không khí đang nổi lên.

6. Gọi cấp cứu

Khi lên khỏi mặt nước cần gọi ngay cấp cứu và người hỗ trợ để chữa trị những vết thương trên cơ thể hay giữ ấm cũng như giúp trẻ nhỏ bình tĩnh lại

 

Đức Hoà (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news