Tin mới

"Vua Tôm" Việt Nam hy vọng dùng công nghệ Blockchain để tăng doanh thu

Thứ sáu, 06/07/2018, 19:34 (GMT+7)

“Vua Tôm” Việt Nam đặt vấn đề hợp tác cùng Lina.Review trong việc ứng dụng Supply Chain để tiếp tục nâng cao doanh thu hàng năm.

“Vua Tôm” Việt Nam đặt vấn đề hợp tác cùng Lina.Review trong việc ứng dụng Supply Chain để tiếp tục nâng cao Doanh thu hàng năm.

Tại hội thảo do VCCI tổ chức ngày 5/7/2018 với Nội dung “Nâng cao giá trị nông sản Việt Nam trên thị trường toàn cầu bằng công nghệ Blockchain’’,  “Vua Tôm” đã đề xuất cộng tác với Lina.review trong việc sử dụng công nghệ Blockchain của đơn vị này.

 

Nói đến “ Vua tôm” là cái tên rất đầy trân trọng và ngưỡng mộ mà giới Doanh nghiệp Thủy sản đặt cho ông Lê Văn Quang – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thủy Sản Minh Phú.

Từ công ty vẻn vẹn 100 triệu đồng tiền vốn, sau 25 năm thành lập, Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú đã lọt danh sách 100 doanh nghiệp ngành thuỷ sản lớn nhất thế giới năm 2017, theo bình chọn của UnderCurrentNews, một tạp chí thuỷ sản uy tín hang đầu nước Mỹ.

 

Theo UnderCurrentNews Thuỷ sản Minh Phú đạt doanh thu 524 triệu USD trong năm 2016, là nhà sản xuất thuỷ sản lớn nhất Việt Nam và lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2017 được coi là năm thành công lớn đối với “ Vua tôm” Minh Phú, Minh Phú đã đạt được mức lợi nhuận kỷ lục. với tổng doanh thu 21.424 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 800 tỷ đồng tăng 24% so với kế hoạch đề ra ( 647 tỷ). 

 

Trao đổi với Lina Network “Vua Tôm” nêu ra những bất cập trong ngành nghề chế biến biến sản hiện nay đó là: 

 Việc thu mua nguyên liệu tôm chiếm 70% tổng sản lượng chế biến của Doanh nghiệp nhưng chất lượng tôm không đồng đều do Hộ nuôi nhỏ lẻ, chưa theo quy trình chuẩn, nên việc lựa chọn rất khó khăn.

Số lượng thu mua mỗi Hộ nuôi không nhiều và không ổn định thậm chí thu gom từ vài kg tôm/hộ nuôi đến vài trăm nên tốn chi phí thu muaNếu Doanh nghiệp yêu cầu Hộ nông dân nuôi theo quy trình chuẩn đảm bảo sản lượng và chất lượng tôm thì lại phải trả thêm chi phí và mua với giá cao hơn từ 5-10%, nhưng giá bán của doanh nghiệp lại không thể tăng.

DN trực tiếp nuôi tôm đảm bảo quy trình nuôi nhưng chỉ đáp ứng được 30% sản lượng cần thiết. DN muốn ứng dụng công nghệ nâng cao hiệu quả và giảm chi phí.

Cạnh tranh khốc liệt, DN tạo sự  khác biệt nhất đi vào thị trường thế giới, chứng minh được chất lượng sản phẩm của Minh Phú đạt đầy đủ điều kiện
“ Vua tôm” - Chủ tịch Tập đoàn Thủy sản lớn nhất Việt Nam mong muốn cộng tác với Lina để giải quyết các vấn đề: 

Ứng dụng Blockchain vào chuỗi liên kết giữa Hộ nông dân nuôi tôm nhỏ lẻ 2ha-5ha và Doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu tôm để việc cung cấp và thu mua nguyên liệu dễ dàng chứng minh được tôm đúng quy trình, đạt điều kiện về chất lượng và số lượng, giá cả để tất cả các bên tham gia đều có lợi nhuận tốt nhất.

Ứng dụng Blockchain, AI vào quy trình nuôi tôm trực tiếp của Minh Phú để tăng hiệu quả và giảm chi phí quản lý.

Ứng dụng Blockchain: Tạo sự cạnh tranh, tạo sự khác biệt về chất lượng và thương hiệu sản phẩm đối với khách hàng mà vẫn giữ nguyên giá bán cho người tiêu dùng. Ông Vũ Trường Ca đại diện Lina trả lời tại Hội ThảoĐại diện Ông Vũ Trường Ca Co-founder Lina.

Network đã giải đáp các vấn đề của “Vua Tôm” dựa trên nền tảng Blockchain theo góc nhìn thị trường như:

-Sự khác biệt cho Minh Phú khi áp dụng Blockchain đó là bản thân Blockchain là sự khác biệt, Blockchain có 7 đặc tính là Minh bạch – Bất biến - Mọi lúc – Mọi nơi - Liên kết – Chuẩn hóa - Bảo mật cao.

-Trong đó đặc tính Liên kết – Chuẩn hóa chính là giái pháp mà Minh Phú đang quan tâm, tạo được sự kiên kết giữa người nuôi tôm và Doanh nghiệp, chuẩn hóa quy trình loại bỏ các chi phí không cần thiết, tăng hiệu quả quản lý và đảm bảo chất lượng, số lượng nguyên liệu.

-Thêm vào đó Minh Phú có thể xem xét phân loại sản phẩm dựa vào nguồn gốc nguyên liệu theo 2 dòng: 

Dòng SP do DN tự nuôi: theo quy trình chuẩn trên Blockchain từ tôm giống, nguyên liệu.

Dòng SP thu mua bên ngoài từ Hộ nông dân,DN ứng dụng Blockchain kiểm soát từ khâu thu mua.Như vậy khách hàng sẽ có được thông tin minh bạch và khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm chất lượng tốt hơn. “ Vua tôm” Minh Phú và Lina tại Hội ThảoTiếp đó Ông Hà Đức Long – Kỹ sư trưởng Dự Án Lina.Review đưa ý kiến về góc nhìn kỹ thuật: 

- Trường hợp DN nuôi trực tiếp:Về kỹ thuật việc đưa lên Blockchain rất thuận lợi, DN sẽ mất nhiều công sức giai đoạn đầu đưa lên Blockchain và Lina sẽ Support khi hoàn thành thì việc quản lý rất dễ dàng, chuẩn hóa, chi phí quản lý giảm.

- Tạo lợi thế Cạnh tranh: Khi DN Minh Phú ứng dụng Blockchain vào quy trình quản lý thì Minh Phú là DN Thủy sản đầu tiên Ứng dụng Blockchain và đã khẳng định được chất lượng sản phẩm, thương hiệu sản phẩm là chuẩn, là uy tín, đây chính là giấy thông hành tốt nhất đi vào thị trường.

- Vấn đề thu mua nguyên liệu có thể xem xét hai hướng: một là phải làm sao Người nông dân thấy lợi ích của ứng dụng Blockchain, sử dụng công nghệ để họ trở thành một Node trong Blockchain hoặc cần một đơn vị đứng ra thu mua và họ đảm bảo chất lượng sản phẩm cho Minh Phú.

Được biết, hội thảo VCCI vừa qua do Phòng Thông tin & Hỗ trợ Doanh nghiệp – VCCI Thành Phố Cần Thơ phối hợp cùng đơn vị LINA NETWORK tổ chức. Tham dự buổi hội thảo gồm các diễn giả như, ông Nguyễn Phương Lam – Đại diện phòng Thương mại & Công nghiệp (VCCI) Thành phố Cần Thơ. Ông Từ Minh Thiện đại diện Khi Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM.Ông Vũ Trường Ca – Chủ tịch HĐQT LINA NETWORK. Ông Hà Đức Long – Kĩ sư trưởng thiết kế công nghệ Blockchain của LINA NETWORK. Bên cạnh đó còn có sự tham dự của hơn 300 đại biểu tham dự đến từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất chế biến nông thuỷ sản.

Trang Vũ (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news