Xác minh người phụ nữ tự xưng nhà báo lăng mạ CSGT
Thứ sáu, 26/05/2017, 16:16 (GMT+7)
Liên quan tới clip người phụ nữ tự xưng nhà báo có những lời lẽ lăng mạ tổ công tác của CSGT đang làm nhiệm vụ, theo cảnh sát, người phụ nữ này không phải là nhà báo hay làm việc liên quan tới báo chí.
Theo dõi Tinmoi.vn trên
Liên quan tới clip người phụ nữ tự xưng nhà báo có những lời lẽ lăng mạ tổ công tác của CSGT đang làm nhiệm vụ, theo cảnh sát, người phụ nữ này không phải là nhà báo hay làm việc liên quan tới báo chí.
|
Người phụ nữ có hành vi lăng mạ CSGT. Ảnh chụp màn hình |
Mạng xã hội 2 ngày qua lan truyền video ghi lại cuộc "tranh cãi" giữa cán bộ cảnh sát và một người phụ nữ mặc áo phông màu hồng về việc xử lý vi phạm giao thông ở Hà Nội.
Trong quá tranh cãi về vi phạm, người phụ nữ này tự xưng là nhà báo, đồng thời gọi điện thoại cho một người khác và đề nghị cảnh sát nghe máy, tuy nhiên chiến sĩ cảnh sát không thực hiện theo yêu cầu. Lập tức, người phụ nữ này đã có những lời lẽ lăng mạ lực lượng CSGT trước sự chứng kiến của nhiều người.
Theo nội dung đoạn video clip ghi lại, sau đề nghị xin bỏ qua vi phạm không thành, người phụ nữ đổi thái độ, xưng hô mày tao.
Bắt đầu là những lời trách móc kiểu: "Tôi đưa điện thoại bảo bạn nghe sao bạn không nghe?", sau đó là chỉ tay thẳng mặt CSGT: "Tôi bảo ông làm ăn vớ vẩn và bố láo".
CSGT yêu cầu người phụ nữ cư xử cho lịch sự. Đồng thời, chỉ huy tổ công tác đặc biệt cũng yêu cầu cán bộ xử lý lập biên bản xử lý bình thường.
Chưa dừng lại ở đó, người phụ nữ còn liên tục có những lời nói lăng mạ tổ công tác: "Tao bảo mày làm ăn vớ vẩn.
Tại sao tao đưa điện thoại cho mày mà mày không nghe máy...".
Ngày 26/5, trao đổi với
Tiền Phong,
Trí thức trẻ, lãnh đạo Đội CSGT số 3 Công an Hà Nội cho biết, sự việc xảy ra vào ngày 25/5 trên đường Chùa Bộc (Đống Đa, Hà Nội).
Vào thời điểm trên, tổ tuần tra kiểm soát của đơn vị làm nhiệm vụ theo chuyên đề xử lý vi phạm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè phát hiện anh Nguyễn Đức Thắng (SN 1980, trú phường Định Công, quận Hoàng Mai) có dấu hiệu vi phạm luật giao thông nên ra tín hiệu dừng xe.
Trong quá trình kiểm tra, anh Thắng không xuất trình được đăng ký xe nên đã gọi sự trợ giúp của người thân. Không lâu sau đó, một người phụ nữ tới, xuất trình một thẻ ghi tên Nguyệt (cán bộ Viện nghiên cứu người cao tuổi), lúc này Nguyệt gọi điện thoại cho một ai đó và đề nghị cảnh sát nghe.
Sau khi yêu cầu cảnh sát nghe điện thoại bất thành, chị Nguyệt liên tục chửi tục, thóa mạ tổ tuần tra. Tổ cảnh sát lập biên bản vi phạm, tạm giữ phương tiện sau đó.
Nên đọc
Theo lãnh đạo Đội CSGT số 3, chị Nguyệt không trực tiếp điều khiển xe vi phạm luật giao thông do đó cảnh sát chỉ tạm giữ xe anh Thắng và đề nghị anh tới trụ sở xuất trình giấy tờ liên quan. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, người này vẫn chưa tới đơn vị trình diện.
"CSGT có quyền không nghe máy điện thoại khi đang thi hành công vụ. Phía công an thành phố cũng có quy định cấm cán bộ nghe điện thoại trong lúc xử lý nhằm hạn chế việc xin xỏ, bỏ qua cho vi phạm.
Hành vi sai trái của người phụ nữ ít nhiều ảnh hưởng đến hình ảnh những người làm báo chân chính", lãnh đạo Đội CSGT số 3 nói thêm.
Đức Hòa (tổng hợp)