Tin mới

Xăng dầu châm ngòi cho cuộc đua tăng giá?

Thứ bảy, 12/07/2014, 11:55 (GMT+7)

Chỉ trong hơn 10 ngày, giá xăng tăng liên tiếp 2 lần, xác lập đỉnh giá mới cao kỷ lục (xăng RON 95 là 26.140 đồng/lít và RON 92 là 25.640 đồng/lít). Việc giá xăng tăng liên tiếp đang gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân và doanh nghiệp (DN).

 

 

 

 

 

 

 

Chỉ trong hơn 10 ngày, giá xăng tăng liên tiếp 2 lần, xác lập đỉnh giá mới cao kỷ lục (xăng RON 95 là 26.140 đồng/lít và RON 92 là 25.640 đồng/lít). Việc giá xăng tăng liên tiếp đang gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân và doanh nghiệp (DN).

Nhấp nhổm chờ tăng giá

Sau khi xăng, dầu tăng giá, nhiều tiểu thương cho biết, giá cả có thể tăng trong vài ngày tới, nhưng sẽ không nhiều. Chị Thu Minh, tiểu thương bán thịt tại chợ Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội) cho biết: "Xăng tăng giá khiến chi phí vận chuyển tăng nên chắc chắn giá thực phẩm sẽ nhích theo. Hai năm nay, kinh tế khó khăn, người dân tiết kiệm mua bán nên hàng quán ế ẩm. Nếu giá tăng nữa, không biết việc buôn bán sẽ thế nào?".

Hiện tại, giá một số loại rau xanh tại các chợ của Hà Nội đã nhích nhẹ: giá rau dền, rau ngót hiện khoảng 5.000 đồng/mớ, rau muống: 4.000 - 5.000 đồng/mớ cỡ trung và 7.000 - 8.000 đồng/mớ cỡ lớn, bí xanh: 15.000 - 16.000 đồng/kg, măng tươi: 25.000 - 30.000 đồng/kg… Một số mặt hàng đặc sản các vùng miền chuyển về cũng đã bắt đầu tăng giá. Ví dụ: vú sữa, măng cụt, sầu riêng, xoài cát Hòa Lộc… tăng khoảng 10.000 - 20.000 đồng/kg.Xăng tăng giá sẽ dẫn đến giá thực phẩm tăng theo.  

Xăng dầu châm ngòi cho cuộc đua tăng giá?

Xăng tăng giá sẽ dẫn đến giá thực phẩm tăng theo.

Trong khi đó, đại diện siêu thị Citimart cho biết, chưa nhận được bất kỳ đề nghị tăng giá nào của các nhà cung cấp liên quan đến giá xăng tăng. Tuy nhiên, như cách làm lâu nay của Citimart, nếu nhận được các đề nghị tăng giá, Citimart sẽ thẩm định cẩn trọng, nếu thấy không hợp lý sẽ không chấp nhận. Trường hợp bắt buộc phải điều chỉnh, Citimart sẽ xem xét, thuyết phục nhà cung cấp có Chính sách cùng chia sẻ với người tiêu dùng (NTD). 

Còn theo đại diện siêu thị Lotte Mart (Hà Nội), đơn vị rất thận trọng trong việc điều chỉnh giá bán, nhất là các mặt hàng thiết yếu... "Chúng tôi sẽ đàm phán với nhà cung cấp để có giá cả ổn định cho NTD. Với những mặt hàng tươi sống có thể điều chỉnh giá, nhưng phải chờ một thời gian nữa" - ông Đinh Sỹ Dũng - Giám đốc Trung tâm thương mại Lotte Mart Đống Đa (Hà Nội) cho biết.

Doanh nghiệp đã khó lại chồng khó

Giá cả nhiều mặt hàng tăng nhanh khiến nhiều NTD lo lắng. "Xăng tăng giá thì kiểu gì các mặt hàng khác cũng tăng, thời buổi kinh tế khó khăn thế này thì chỉ còn cách thắt chặt chi tiêu thôi" - chị Trần Thị Hằng (phố Pháo Đài Láng, Đống Đa) chia sẻ. 

Kinh tế khó khăn, sức mua của NTD giảm mạnh, nhiều DN một lần nữa tiếp tục phải gồng mình do bỗng nhiên phải gánh nhiều chi phí vận chuyển, sản xuất chỉ vì giá xăng dầu tăng đột biến. Cán bộ phụ trách kinh doanh một công ty sản xuất nệm mút cao su tại Hà Nội cho biết, chi phí xăng dầu hiện chiếm 3 - 5% chi phí giá thành sản xuất, còn chi phí vận chuyển phải cần đến 1 tỷ đồng/tháng để "nuôi" các đội xe chở hàng đi khắp nơi. "Cộng 2 lần vừa rồi, xăng tăng gần 750 đồng/lít và dầu tăng 300 - 500 đồng/lít, chi phí phải bù thêm của công ty ít nhất là 300 triệu đồng/tháng.Trong khi sức mua liên tục giảm, giá bán thì không thể tăng ngay trong ngày một ngày hai" - vị này than thở. Trưởng phòng kinh doanh một công ty xi măng cho biết, với việc giá xăng dầu tăng liên tiếp cộng với chính sách siết tải trọng xe, chi phí đầu vào sản xuất của công ty bị đội lên, trong khi lượng tiêu thụ xi măng đang có dấu hiệu chậm lại do thời tiết không thuận lợi.

Theo ông Tạ Long Hỷ - Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP Hồ Chí Minh, các DN vận tải hàng hóa và hành khách chưa có động thái điều chỉnh giá cước, nhưng nếu giá xăng vẫn duy trì ở mức cao và kéo dài thì chắc chắn cũng phải tính tới chuyện tăng giá. "Các DN vận tải sẽ có nhiều kịch bản điều chỉnh giá cước để tránh lỗ như công bố tăng giá vận chuyển ngay hoặc tăng theo lộ trình, số khác sẽ tìm cách thu thêm phụ phí xăng dầu" - ông Hỷ cho biết.

Tuy nhiên, tại Hà Nội, theo thông tin của ông Đỗ Quốc Bình - Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội, sau nhiều lần "kìm nén" tăng giá cước, ngay sau khi giá xăng dầu tăng (hôm 7/7), rất nhiều DN taxi đã kiến nghị xin điều chỉnh tăng cước, với mức tăng khoảng 500 - 1.000 đồng/km. Cũng theo ông Bình, giá cước taxi tại Hà Nội hiện đang được đánh giá là rẻ nhất trong số các TP lớn, với mức trung bình là 12.000 đồng/km. Trong khi đó, Đà Nẵng trung bình là 14.000 đồng/km và TP Hồ Chí Minh là 15.000 đồng/km…

Xem thêm: In tên trên lon Coca Cola: Người tiêu dùng Việt đang bị lợi dụng?

Theo KTĐT

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news