Tin mới

Xem hổ mang cực độc nuốt chửng rắn hổ mang chúa

Thứ ba, 16/09/2014, 16:19 (GMT+7)

Rắn hổ mang cực độc trên đường trườn đi săn mồi đã vô tình bắt gặp con hổ mang chúa. Sau một hồi xem xét tình hình, nó đã bất ngờ lao tới ngoạm vào đầu hổ chúa. Kết quả là hổ mang chúa đã trở thành con mồi ngon lành của hổ mang.

Rắn hổ mang cực độc trên đường trườn đi săn mồi đã vô tình bắt gặp con hổ mang chúa. Sau một hồi xem xét tình hình, nó đã bất ngờ lao tới ngoạm vào đầu hổ chúa. Kết quả là hổ mang chúa đã trở thành con mồi ngon lành của hổ mang.

Xem video hổ mang nuốt chửng hổ chúa tại đây

Hổ mang (Cobra snake), một loài rắn kịch độc, nổi tiếng với khả năng tiêu diệt các loải rắn khác, thậm chí cả đồng loại của chúng. Tuy nhiên điều lạ ở chỗ, trong quá trình giao đấu bị thương và ngấu nghiến, ăn tươi nuốt sống con mồi kịch độc, rắn hổ mang lại không hề trúng độc chết như lẽ thường.

Nhiều người có thể ắt sẽ đặt ra câu hỏi như vậy. Theo lý giả trên chuyên trang The Naked Scientist, chuyên giải đáp những vấn đề khoa học cho biết, nọc độc mà rắn sử dụng là một loại protein được cấu tạo bởi các khối amino acid. Khi rắn nuốt những chất protein kịch độc này vào dạ dày, hệ thống acid và enzyme sẽ phá vỡ các protein đó làm cho chúng trở nên vô hại. Loại độc tố này chỉ có khả năng gây hại khi chúng lọt ra ngoài đường ruột và xâm nhập vào hệ tuần hoàn của kẻ ăn thịt.

                   

Hổ mang có thể nuốt chửng đồng loại mà chúng không bị chất độc trong nọc giết chết

Khi một con rắn độc cắn một con mồi những tế bào nhỏ xung quanh những ống dẫn độc của nó phun nọc độc xuống đường dẫn vào các lỗ mà răng rắn cắn vào con mồi. Từ đó giúp rắn không bị nuốt phải chất độc mà nó tạo ra. Thậm chí nếu có nuốt phải thì ở một số loài rắn độc cũng có khả năng kháng độc. Đó chính là hai cách để rắn không bị đầu độc bởi chính nó.

Trong quá trình tìm hiểu loài rắn hổ mang, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, loài rắn này có khả năng đề kháng đối với các chất độc thần kinh. Điều thú vị qua phân tích trình tự ADN và so sánh giữa các loài lại cho thấy rắn hổ mang và cầy măng-gút (loài chuyên ăn rắn độc) có sự tương đồng nhau. Cả hai đều có phân tử đường trong các thụ thể giúp chúng không kết nối với các chất độc thần kinh. Chính điều đó làm cho rắn hổ mang có khả năng kháng độc.

Thoa Nguyễn

Tổng hợp/Theo Nguoiduatin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news