Tin mới

Xét xử vụ chạy thận khiến 9 người chết ở Hoà Bình: Tòa "ngăn" đại diện Bộ Y tế trả lời luật sư

Thứ ba, 22/05/2018, 21:04 (GMT+7)

Trong phiên xét xử vụ chạy thận khiến 9 người chết ở Hòa Bình chiều ngày 22/5, HĐXX đã yêu cầu đại diện của Bộ Y tế không trả lời các câu hỏi của luật sư trong phiên toà.

Trong phiên xét xử vụ chạy thận khiến 9 người chết ở Hòa Bình chiều ngày 22/5, HĐXX đã yêu cầu đại diện của Bộ Y tế không trả lời các câu hỏi của luật sư trong phiên toà.

Chiều 22/5, Toà án nhân dân TP. Hoà Bình tiếp tục phiên xét xử bị cáo Hoàng Công Lương cùng hai bị cáo khác liên quan đến vụ 9 bệnh nhân tử vong sau chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình.

Hôm nay, lần đầu tiên, Bộ Y tế cũng đã cử một đoàn công tác theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Y tế đến tham gia phiên xét xử.

Theo tin tức từ Dân Trí, trong phiên xét xử chiều nay là việc đại diện Bộ Y tế bị HĐXX yêu cầu không được trả lời các câu hỏi của các luật sư tại phiên toà.

Trong phần đặt câu hỏi của mình, luật sư Nguyễn Văn Chiến, khi luật sư bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương đề nghị được hỏi Bộ Y tế thì HĐXX đã không chấp nhận yêu cầu của luật sư Chiến.

“Ở đây thì đại diện của Bộ Y tế được toà mời đến để trả lời một số vấn đề trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế, do đó các câu hỏi của luật sư hỏi không được chấp nhận và đây là quyền của HĐXX”, HĐXX giải thích.

Ông Nguyễn Huy Quang, đại diện Bộ Y tế. Ảnh Dân trí

Ngay sau khi HĐXX đưa ra lời giải thích cho luật sư Chiến thì phía dưới, luật sư Nguyễn Văn Chiến cùng nhiều người có mặt tại phiên toà bày tỏ sự khó hiểu với yêu cầu của HĐXX.

Cũng tại phiên tòa, tin tức từ VTC News cho hay, ng Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) và ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, về quy trình chạy thận nhân tạo, để đảm bảo an toàn nước dùng cho lọc máu, Bộ Y tế đang áp dụng do tiêu chuẩn Bộ khoa học công nghệ.

Quy trình quản lý nước RO theo quy định 36 của Bộ, hiện nay áp dụng theo tiêu chuẩn của VN và sau đó Nhà sản xuất có trách nhiệm công bố thực hiện. Các nhà sản xuất phải căn cứ vào 2 tiêu chuẩn của VN do Bộ KHCN công bố, là tiêu chuẩn tự nguyện, ngoài ra còn tiêu chuẩn cơ sở.

Bộ Y tế chủ trương xã hội hóa trong hệ thống y tế theo Nghị định 59 của Chính phủ và hiện nay là Nghị định 85, Nghị quyết 93 và một số văn bản hướng dẫn thi hành, nhưng phải đáp ứng các quy định Thông tư 15 của Bộ Y tế ban hành năm 2017 về việc kiên kết sử dụng máy chạy thận.

Chủ trương của Chính phủ là cho phép xã hội hóa, liên danh liên kết trong các cơ sở công lập. Phải xem việc này có đáp ứng quy định tại TT 15 hay không mới có thể xem xét tiếp được.

Theo quy trình triển khai, sau khi Bộ ban hành đều có gửi các văn bản đến Giám đốc BV để phổ biến nội dung cho cán bộ y tế. Hiện nay, bên cạnh quy trình đó còn quy trình quản lý nước lọc RO.

Về chủ trương xã hội hóa, áp dụng toàn bộ theo nghị định 85 nghị quyết 93. Việc mượn máy hay thuê máy đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn có cơ sở pháp luật, được Bộ Y tế cho phép.

Thẩm quyền việc chạy thận liên doanh liên kết do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định, với BV tỉnh thì Sở y tế cho phép hoạt động chạy thận nhân tạo. Cho đến thời điểm này, Bộ Y tế chưa nhận được thông tin nào về việc BV tỉnh Hòa Bình được phép chạy lọc máu nhân tạo.

Ông Quang cho rằng, đây là sự cố y khoa đặc biệt nghiêm trọng không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của BV đa khoa tỉnh Hoà Bình mà còn ảnh hưởng đến Sở Y tế tỉnh Hoà Bình và Bộ Y tế.

Ông Quang cũng nêu rõ, đơn vị đã rà soát lại các quy trình chuyên môn và có ban hành Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế các quy trình liên quan đến chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân.

Hà Trang (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news