Toàn thân bé trai 3 tháng tuôi xuất hiện rất nhiều vùng lở loét, mẩn đỏ nghiêm trọng, tay chân bé đã bị "ăn mòn" gần hết, có nguy cơ dính liền các ngón lại với nhau.
Bé trai đau đớn, gào khóc suốt ngày. Ảnh Minh Vũ. |
Chị Nguyễn Thị Mỹ (21 tuổi) chia sẻ, con trai chị tên là Trần An Phát (nay được 3 tháng tuổi), khi mới sinh được 3 ngày, người bé đã xuất hiện những vùng da đỏ, dát, bọng nước, lở loét, chủ yếu ở tay và chân, móng tay, móng chân cũng kém phát triển.
Ngón tay của bé bị ăn mòn, lở loét. Ảnh Minh Vũ. |
Ngay sau đó, gia đình đưa bé đến khám và điều trị tại bệnh viện Da liễu TP.HCM. Tại đây, các bác sỹ cho biết, bé bị mắc căn bệnh ly thượng bì bọng nước bẩm sinh.
Hiện nay, toàn thân bé xuất hiện rất nhiều vùng lở loét, mẩn đỏ nghiêm trọng, tay chân bé đã bị "ăn mòn" gần hết, có nguy cơ dính liền các ngón lại với nhau.
Một số hình ảnh đáng thương của bé Trần An Phát khi mắc phải căn bệnh quái ác này:
Trước đó, cũng có một bé trai bị căn bệnh tương tự, đáng thương hơn, khi vừa chào đời, bé đã bị cha mẹ bỏ rơi ở Khoa hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội). Trên người bé chỉ vẻn vẹn có bộ quần áo cũ và cái chăn rách nát, đồ đạc mẹ bé để lại cho con là 2 hộp sữa và 1.300.000 đồng.
Bé sơ sinh bị căn bệnh quái ác, bố mẹ bỏ rơi. Ảnh Trí thức trẻ. |
Trao đổi với chúng tôi, thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hà (Phó trưởng khoa sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, bé trai Nguyễn Hồng Vũ được bảo vệ Bệnh viện Nhi Trung ương phát hiện vào lúc 6h sáng ngày 4/12 trong lúc đang đi tuần. Sau đó, mọi người gọi bác sĩ trực, kiểm tra thì biết bé trai trên khoảng 3 ngày tuổi, được quấn trong chăn, không giấy tờ tùy thân và nặng 3,2kg, chưa rụng rốn.
Cháu bé bị hội chứng ly thượng bì bóng nước nhưng bị bỏ rơi nên bệnh viện đã đặt tên cho bé và xin xác nhận của bệnh viện để báo với bảo hiểm xã hội xem xét cho cháu được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế .
Theo bác sĩ Hà:, bé bị chứng bệnh này rất nguy hiểm nên lúc nào cũng phải có một người chăm sóc riêng và cách riêng với những đứa trẻ khác để tránh nhiễm trùng. Làn da bé dễ bong nên tránh dán vào nơi có vết thương.
Phó trưởng khoa sơ sinh cũng cho biết thêm: “Đây là chứng bệnh bẩm sinh, bị hết chỗ này lại sang chỗ khác. Khi lớn mặc áo dễ bị loét hết cổ khiến làn da bé lúc nào cũng bị tổn thương và chịu nhiều đau đớn, rất đáng thương”.
Thu Trang (tổng hợp)