Tin mới

10 bí quyết giúp trẻ luôn tự tin

Thứ bảy, 20/08/2016, 10:59 (GMT+7)

Để trẻ có thể tự tin trong mọi hoàn cảnh giao tiếp và ngay cả khi đông người, che mẹ cần chú ý những điều sau đây.

Để trẻ có thể tự tin trong mọi hoàn cảnh giao tiếp và ngay cả khi đông người, che mẹ cần chú ý những điều sau đây.

1. Không nên nhắc đến nhược điểm của trẻ trước mặt người khác

Xóa mờ nhược điểm, nhấn mạnh ưu điểm. Nên bắt đầu từ những ưu điểm của trẻ để ngợi khen trẻ. Lúc cần phê bình vẫn phải phê bình, nhưng cần nắm bắt mức độ của việc phê bình.Ngợi khen và phê bình đều là nghệ thuật giáo dục, nếu vận dụng tốt, trẻ sẽ dễ sửa chữa khuyết điểm, tâm trạng vui vẻ, sự tự tin và lòng tự trọng cũng vì thế mà được phát triển.

2. Hãy khuyến khích khi có thể

Khi có thể, hãy khuyến khích, động viên trẻ bởi trẻ thường đo lượng những điều chúng làm được bằng những điều mà bạn nghĩ. Nhưng hãy chú ý thực tế trong lời khen ngợi của bạn. Nếu con bạn thất bại trong một nỗ lực nào đó, hãy động viên nỗ lực của trẻ chứ không phải là ca ngợi kết quả đạt được.

Để trẻ tự tin cha mẹ cần khen gợi những điều trẻ làm. Ảnh Internet

3. Chuẩn bị tâm lý cho bé giúp bé tự tin mạnh dạn

Điều này rất cần thiết đối với bé. Cũng giống như việc bạn cần chuẩn bị tài liệu trước khi thuyết trình về một kế hoạch kinh doanh, hay mỗi lần báo cáo với sếp, thì bé cũng cần được chuẩn bị tâm lý trước khi đi tới một môi trường không quen thuộc như đi học, đi đến nơi đông người, đi ăn cỗ…Để chuẩn bị tâm lý cho bé, bố mẹ nên nói chuyện với bé trước về nơi bé sẽ đến, có thể tả về nơi đó như lớp học có cô giáo và rất nhiều bạn., trung tâm thương mại rất đông người và bán nhiều loại hàng hóa khác nhau. Điều đó giúp bé hình dung phần nào nơi bé sẽ đến và xua tan cảm giác hụt hẫng khi mới đến môi trường mới.

4. Để bé chơi với những trẻ khác

Khi ở nhà, bé thường chỉ được giao tiếp với người lớn. Bạn có thể đưa trẻ đi mẫu giáo, hay đến các sân chơi dành cho trẻ em. Một điều rất đặc biệt, là trẻ thường ít cảm thấy dễ dàng để nói chuyện, để chơi hay kết thân với những bạn nhỏ tầm tuổi của mình. Vì thế, nếu bạn không có nhiều thời gian và điều kiện để đưa trẻ đến sân chơi cho bé, bạn cũng có thể mời bạn bè của bé hoặc đưa bé sang chơi cùng trẻ em hàng xóm. Điều này rất tốt cho trẻ, giúp trẻ không còn cảm thấy nhút nhát hay sợ sệt nữa.

5. Tạo cho bé cảm giác tin tưởng

Đối với nhiều đứa trẻ nhút nhát, việc bạn nói bé “nhút nhát”, hay “lo lắng” hay “không dám” làm gì đó, chỉ khiến bé thêm mất tự tin. Thay vì nói bé như vậy, bạn nên tìm cách để giúp bé cảm thấy tự tin hơn. Bạn có thể hỏi bé “con cảm thấy thế nào” và “thế con muốn làm gì” để giúp bé cảm lấy lại bình tĩnh, sau đó hiểu và giúp bé thực hiện điều bé muốn làm. Hoặc bạn có thể nói với trẻ rằng, khi trẻ cảm thấy hồi hộp hay lo lắng, trẻ có thể nắm bàn tay lại hay “con hãy nghĩ, mẹ đang đứng cạnh con”…

6. Luôn để bé được thoải mái

Trẻ con nhiều khi không hiểu chuyện, nên chúng thường có nhiều câu nói không lễ phép, không trả lời, không chào hỏi hay nhiều lúc còn cấu người lớn. Chính vì những hành động này mà chúng thường bị bố mẹ mắng và phạt. Tuy nhiên, khi chúng ta không ép buộc bé phải chào hỏi hay phải nói thế nào khi gặp ai đó thì bé lại là người cố gắng nghĩ ra câu gì đó để nói. Thế nên, đôi khi bạn không nên ép buộc, mà hãy để cho bé được nói ra những gì bé muốn.

7. Khuyến khích các hoạt động thể thao và thể chất khác

Thể thao không còn là lĩnh vực riêng của các cậu bé, mà nó giúp cho cả các em nam và nữ tự tin hơn trong các sinh hoạt. Chúng học được rằng chúng có thể luyện tập, cải thiện trình độ và đạt được mục tiêu. Chúng phát hiện ra năng lực, thế mạnh của bản thân, chấp nhận và tìm cách cải thiện những điểm yếu. Hãy cố gắng phát hiện ra một vài môn thể thao và hướng con bạn vào các môn đó, chẳng hạn như đá bóng, bơi, đi xe đạp hay tập võ…

8. Ủng hộ cho những nỗ lực theo đuổi một sở thích của trẻ

Mỗi người đều có một điểm mạnh nào đó, bạn cần tôn trọng và khuyến khích trẻ với những niềm đam mê của chúng, cho dù đôi khi nó không làm bạn hài lòng. Nếu đam mê của con bạn là chơi guitar trong một ban nhạc, hãy ủng hộ con bạn với điều kiện nó không ảnh hưởng đến việc học ở trường chẳng hạn. Điều đó đồng nghĩa với việc không phải bạn cho con bạn hoàn toàn tự do mà vẫn có sự kiểm soát.

9. Nói trước với mọi người về sự nhút nhát của trẻ

Những người xung quanh có tác động rất lớn đối với trẻ. Đối với trẻ quá nhút nhát, khi có nhiều người hỏi chuyện, hay nói to cùng một lúc có thể khiến bé sợ. Chính vì thế, bạn nên để mọi người biết trước tình trạng của bé, mọi người sẽ từ từ giúp bé thích nghi với môi trường mới.

10. Đặt ra những quy định

Trẻ sẽ tự tin hơn khi chúng biết ai là người chịu trách nhiệm và chúng trông đợi điều gì. Thậm chí nếu con bạn nghĩ là các quy định có quá khắt khe, chúng cũng sẽ tự tin hơn vì biết được chúng có thể làm gì và không làm gì.

Xem thêm video:

[mecloud]by7q1c68nu[/mecloud]

Lê Vy (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news