Trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể sẽ gặp một người hay đóng vai nạn nhân. Bạn cảm thấy thương xót và muốn giúp đỡ họ và thậm chí không nhận thấy điều bất thường. Nhưng bạn có biết, có thể chính họ đang thao túng những người xung quanh. Dưới đây là 10 dấu hiệu của những người luôn đóng vai nạn nhân.
1. Họ thấy thương hại chính mình
Với họ, thế giới này thật tàn nhẫn và họ quá yếu ớt để thay đổi bất cứ điều gì. Đây là những gì những người hay đóng vai nạn nhân nghĩ và cố gắng khắc họa với những người xung quanh.
2. Họ thao túng người khác
Người hay đóng vai nạn nhân thích hành động bất lực để đánh động lòng trắc ẩn của người khác, giành được sự cảm thông và ủng hộ của mọi người. Điều này cho phép nạn nhân điều khiển cảm xúc và thao túng bạn. Họ cũng có thể khiến bạn cảm thấy tội lỗi vì bất cứ điều gì bạn từng làm với họ. Cuối cùng, họ làm điều đó chỉ để được chú ý nhiều hơn và khiến mọi người lắng nghe họ.
3. Họ hút hết năng lượng, cảm xúc của người khác
Những người đóng vai nạn nhân có thể đeo bám dai dẳng khi nhờ ai đó giúp đỡ. Họ tạo ra hình ảnh một người bất cần, không chịu trách nhiệm về bất cứ điều gì và cuối cùng là phụ thuộc vào những người xung quanh. Khi ở bên họ một thời gian dài, bạn sẽ cảm thấy mình không còn kiên nhẫn, năng lượng và cảm xúc.
4. Cuộc sống riêng của họ bị đình trệ
Khi người đó chắc chắn về sự bất lực của mình, họ không còn nỗ lực trong cuộc sống. Về cơ bản, họ trở nên bế tắc trong một giai đoạn trong cuộc đời. Và để vấn đề tồi tệ hơn, họ luôn có thêm 100 lý do tại sao điều này xảy ra với họ. Và bất cứ nỗ lực nào của bạn nhằm giúp họ sẽ bị dập tắt ngay từ đầu.
5. Họ tạo ra các rào cản
Khi bạn phàn nàn về hành vi hay thái độ của họ, họ không thích nghe, không muốn đối mặt với sự thật. Nếu điều này xảy ra, họ sẽ chọn cách cắt đứt giao tiếp với mọi người. Tâm lý quá khích và phi lý trí này tạo ra nhiều xáo trộn trong mối quan hệ của họ với mọi người. Đáng buồn thay, những người này không phải lúc nào cũng nhìn ra lỗi của mình.
6. Có vấn đề trong việc tin tưởng mọi người
Những người đóng vai nạn nhân thì thiếu tự tin và không tin tưởng bản thân. Họ phóng chiếu cảm xúc này lên phần còn lại của thế giới, nghĩ rằng ai cũng như mình, không đáng tin cậy.
7. Luôn so sánh mình với người khác
Vì thiếu tự tin nên những người này luôn nghĩ xem mình giỏi hơn hay kém hơn người khác. Thông thường, họ sẽ so sánh mình với mọi người theo hướng tiêu cực và sau đó chán nản. Sự tự phê bình kiểu này vừa có hại cho nạn nhân, vừa có hại cho những người xung quanh.
8. Không hài lòng về cuộc sống của mình
Trong cuộc sống dù có xảy ra điều tích cực nào thì những người hay đóng vai nạn nhân cũng thấy hông đủ. Họ luôn muốn có nhiều hơn thế. Về cơ bản, họ sẽ phàn nàn không ngừng trong một vòng luẩn quẩn. Những người như thế thường không lạc quan, không trong trọng cuộc sống và những khoảnh khắc tươi sáng trong đời.
9. Họ dễ dàng gây ra những cuộc cãi vã
Những người có ý kiến trái chiều hoặc chỉ trích nạn nhân có thể bị nhìn nhận nghiêm trọng. Họ coi sự bất đồng là xúc phạm cá nhân và cảm thấy người xung quanh muốn làm tổn thương tinh thần mình. Vì vậy, người hay đóng vai nạn nhân luôn sẵn sàng để cãi vã.
10. Họ không chịu trách nhiệm
Người đóng vai nạn nhân thì luôn coi vấn đề là của người khác. Họ không chắc chắn về bất cứ điều gì và sợ chịu trách nhiệm, đổ hết lỗi cho người khác. Bằng cách này, họ chạy trốn khỏi cảm xúc và suy nghĩ của bản thân, để phần còn lại cho mọi người.
(Theo Bright Side)