Tin mới

6 tác hại nguy hiểm khi bạn không vệ sinh lưỡi

Thứ năm, 04/05/2017, 09:50 (GMT+7)

Nếu chỉ đánh răng mà bỏ qua vệ sinh lưỡi thì vẫn chưa đủ để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Nếu chỉ đánh răng mà bỏ qua vệ sinh lưỡi thì vẫn chưa đủ để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Hầu hết chúng ta thường có thói quen đánh răng 2 lần mỗi ngày nhưng lại bỏ qua việc vệ sinh lưỡi và cho rằng nó không quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế lưỡi là nơi những mảng bám thức ăn bám lại tạo điều kiện tích tụ các vi khuẩn gây hại. Không chỉ có vậy, khi hệ tiêu hóa hoạt động vào ban đêm có xu hướng loại bỏ độc tố bằng cách đẩy chúng lên bề mặt lưỡi. Chính vì thế nếu không làm vệ sinh sạch sẽ, vô tình chúng ta sẽ hấp thụ những độc tố gây ra vấn đề về răng miệng và tiêu hóa.

Hôi miệng

 

Hơi thở có mùi không hoàn toàn xảy ra từ các vi khuẩn, mảng bám trên răng, mà phần lớn là do vi khuẩn tồn tại trên lưỡi. Đặc biệt các vi khuẩn xấu này có xu hướng lẩn trốn ở phía sau của lưỡi và tạo ra mùi hôi nếu lâu ngày không được vệ sinh.

Sâu răng, viêm lợi

Các mảng bám, thức ăn dư thừa còn sót lại trên lưỡi sẽ lan sang răng gây ra các bệnh như sâu răng, viêm lợi… Nếu không điều trị kịp thời sẽ phát triển thành bệnh nha chu, tạo khoảng trống giữa răng và lợi. Hãy vệ sinh lưỡi để làm sạch khoang miệng và bảo vệ răng khỏi vi khuẩn gây hại.

Mất cảm nhận vị giác

 

Khi bạn không vệ sinh lưỡi, một lớp vi khuẩn, phân tử từ thực phẩm và các tế bào chết sẽ bao phủ lên bề mặt lưỡi. Điều này có thể khiến bạn giảm bớt khả năng cảm nhận được mùi vị thực sự của thức ăn.

Hoạt động hệ tiêu hóa giảm

Lười vệ sinh lưỡi còn khiến hoạt động của hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng đồng thời cơ thể cũng hấp thụ ngược các vi khuẩn gây hại.

Viêm nướu răng

Vi khuẩn trên lưỡi có thể lây lan vào khu vực răng, nướu, gây viêm nướu. Nếu không được điều trị, chứng viêm có thể phát triển thành nha chu, hại men răng. Nhưng đáng lo ngại hơn là viêm mãn tính do nha chu gây ra có khả năng liên quan đến nguy cơ đau tim, đột quỵ...

Nhiễm nấm men

 

Các vi khuẩn nấm men tự nhiên có trong vòm miệng hay trên lưỡi có thể phát triển vượt ra ngoài tầm kiểm soát, ngay cả khi bạn đã đánh răng. Kết quả là các mảng trắng sẽ xuất hiện trên lưỡi. Nếu bị nhiễm nấm, bạn sẽ phải đến gặp bác sĩ và dùng một loại thuốc kháng nấm mới có thể chữa khỏi.

Trang Vũ (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news