Dịp Tết đến, nhiều cửa hàng bán thuốc sẽ đóng cửa, không phục vụ khách hàng. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho con trong dịp Tết, phụ huynh nên chuẩn bị sẵn một số loại thuốc thông dụng.
Thuốc nhỏ mũi, thuốc nhỏ mắt
Thuốc nhỏ mũi và thuốc nhỏ mắt cũng là hai loại thuốc mẹ nên dự trữ sẵn tại nhà cho bé. Nên chọn loại nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để nhỏ mũi, mắt cho bé những khi trời hanh khô, hoặc bé có dấu hiệu sụt sịt hay vừa đi ra ngoài về. Khi bé bị sổ mũi nặng, dùng thuốc nhỏ mũi và kết hợp hút mũi cho bé thường xuyên sẽ giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng các loại thuốc này, chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết.
Cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ một số loại thuốc thông dụng vào dịp Tết. Ảnh: Internet |
Thuốc điều trị vấn đề tiêu hóa
Trong những ngày này, bé có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa rất cao do ăn nhiều loại thức ăn, ăn thức ăn ôi thiu... với các triệu chứng như : Tiêu chảy, đầy hơi, ói, đau bụng,… Nếu trẻ đi tiêu kéo dài quá 24 giờ hoặc có dấu hiệu nặng như phân có máu hay ói nhiều, trẻ mệt… thì cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, bạn nên cho bé ăn thức ăn nấu chín, lỏng, dễ tiêu, ăn thêm sữa chua, uống oresol và nước trái cây pha loãng để bù điện giải. Điều quan trọng là thức ăn nước uống lúc này phải an toàn vệ sinh và bù được lượng nước và điện giải bị mất qua phân hoặc chất nôn, cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé mau hồi phục.
Thuốc côn trùng cắn
Đây là loại thuốc các mẹ cần phải chuẩn bị cho trẻ khi muốn dẫn con đi chơi xa hoặc về quê thăm gia đình. Hãy mua sẵn các thuốc có dạng bôi chống ngứa như Crotamiton &I – menthol và kháng viêm như Prednisolone Valerate Acetale.
Bên cạnh những loại thuốc trên, các mẹ cần chuẩn bị thêm các loại thuốc chống say tàu xe, một số dụng cụ y tế như : băng dán cá nhân bông, nhiệt kế, nước rửa sát trùng, miếng dán hạ sốt, thuốc nhỏ mắt, thuốc cảm...
Thuốc hạ nhiệt, giảm sốt
Thuốc hạ nhiệt chỉ được sử dụng khi trẻ sốt từ 38,5 độ trở lên (phải dùng nhiệt kế để cặp, không được dùng tay sờ lên trán của trẻ rồi dự đoán). Rất cần quan tâm đến liều lượng sử dụng, bởi sử dụng quá liều sẽ bất lợi cho sức khỏe của trẻ, thậm chí gây nguy hiểm. Nếu trẻ thường bị nôn khi uống thuốc thì nên mua loại thuốc đạn. Viên thuốc đạn sau khi mua về cần để vào ngăn mát của tủ lạnh (phía cánh cửa của tủ lạnh) để thuốc rắn lại, khi dùng đút vào hậu môn của trẻ dễ dàng. Mỗi lần uống thuốc hạ sốt cách nhau từ 4 – 6 giờ. Tuy đã có thuốc hạ nhiệt trong gia đình nhưng khi trẻ sốt chưa nên dùng thuốc hạ nhiệt ngay mà nên lau mát cho trẻ. Dùng khăn sạch, nhúng vào chậu nước ấm có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt của bé khoảng 2 độ (nếu áp dụng được như vậy là tốt nhất), vắt bớt nước, đắp lên trán và lau ở hai bẹn, lòng bàn tay, khoảng 30 phút một lần, nếu thấy thân nhiệt của trẻ vẫn trên 38 độ thì cho trẻ uống hạ nhiệt. Nếu uống thuốc hạ nhiệt vẫn không đỡ và thấy trẻ sốt cao (trên 39 độ) có thể bị co giật, nhất là trẻ dưới 5 tuổi, cần cho trẻ đi bệnh viện ngay. Bên cạnh đó nên chuẩn bị một số thuốc nhỏ mũi, thông dụng nhất là nước muối sinh lý 0,9% hoặc chuẩn bị thêm loại xylometazolin (otrivin 0,05%), naphazolin (loại dùng cho trẻ em). Dung dịch nước muối sinh lý vừa nhỏ mũi, vừa nhỏ mắt được. Thuốc được sử dụng trong dịp Tết sau khi cho trẻ đi chơi và trở về nhà hoặc trẻ bị đau mắt, chảy mũi nước.
Thuốc trị vết thương ngoài da
Nên trữ nước oxy già (eau oxygénée), Povidine để rửa và sát trùng vết thương do chấn thương nhẹ. Nếu không có sẵn, có thể dùng nước muối (một muỗng canh muối gạt bằng pha trong 1 lít nước) để rửa sạch vết thương. Nên có bông băng vô trùng, đặc biệt là băng dán cá nhân (Bandaid, Urgo) để dán lên vết thương trầy xước da, chảy máu ít.
Kem trị bỏng
Kem trị bỏng chuyên dụng dùng để trị các vết bỏng nhẹ là loại thuốc hữu ích đối với gia đình có trẻ nhỏ. Vì thế bố mẹ cũng nên liệt kê kem trị bỏng vào danh sách tủ thuốc cần thiết cho bé.
Lê Vy (tổng hợp)