Với hàng chục triệu người sử dụng các thiết bị của smartphone trên toàn thế giới, chợ ứng dụng AppStore và Google Play là mảnh đất màu mỡ cho các nhà phát triển ứng dụng kiếm tiền. Tuy nhiên, khác với Google Play, AppStore kiểm duyệt có phần gắt gao hơn, nhiều ứng dụng đã bị cấm không thương tiếc vì các lý do như có hình ảnh nhạy cảm, chính trị và cả …nói “móc” Apple.
Dưới đây là 6 ứng dụng đáng chú ý nhất đã bị Apple cấm xuất hiện trên AppStore trong năm 2014:
1-After School
Thế là hàng loạt hình ảnh bạo lực, ảnh nhạy cảm tràn lan trên Afer School. Kết quả là ứng dụng này bị Apple cáo buộc là có nội dung không làm mạnh, kích động bạo lực và đóng cửa vĩnh viễn.
2-Phone Story
Phone Story là một trò chơi mô phỏng quá trình hình thành một chiếc iPhone. Theo đó, người chơi sẽ sử dụng trẻ em dưới tuổi lao động để tìm kiếm nguyên liệu cho iPhone, ép buộc các công nhân làm sống chết để kịp các đơn hàng của nhà máy.
Đây là ứng dụng chỉ trích Apple vì những vụ bê bối về sử dụng lao động của công ty này trong mấy năm qua. Không có gì khó hiểu, Phone Story nhanh chóng bị Apple cấm vĩnh viễn khỏi App Store ( có lẽ vì nói quá đúng sự thật).
3-Underworld: Drug Lords
Cái tên nói lên tất cả, Underworld: Drug Lords là trò chơi giả lập môi trường làm việc của dân kinh doanh thuốc phiện. Apple đã cấm không do dự vì “tương lai thế hệ trẻ”.
Ứng dụng được phát triển để nâng cao nhận thức của người sử dụng iPhone về Chính sách đối ngoại của Mỹ. Theo đó, nó sẽ thông báo đến họ mỗi khi một đợt tấn công bằng máy bay không người kết thúc. Cho đến nay, nhiều người vẫn không hiểu lý do vì sao Apple đã cấm ứng dụng này.
Một nhóm người di cư bất hợp pháp sẽ tập trung trên một chiếc xe tải, người chơi sẽ lái chiếc xe này vượt qua biên giới để tìm “giấc mơ”. Người chơi sẽ thua nếu tất cả người di cư bị rớt ra khỏi chiếc xe tải. Apple đã cấm Smuggle Truck vì có những thông điệp “ngầm” về bạo lực và chính trị.
6-Sweatshop
Sweatshop là một trò chơi bình thường đối với mọi người nhưng gây “ngứa” mắt Apple, thế là bị cấm. Theo đó, Sweatchop sẽ đặt người chơi vào vị trí quản lý nhà máy, họ phải đối mặt với câu chuyện đáp ứng được làm sao sản xuất được càng nhiều sản phẩm càng tốt nhưng phải tối đa hóa chi phí như: thuê lao động dưới tuổi thành niên với giá cực thấp, tăng giờ làm việc….
Giống như Phone Story, Sweatshop đã trở thành ứng dụng không bao giờ được xuất hiện trên AppStore.
Trang Vũ