Tin mới

7 bức tranh giúp các cặp đôi kiểm định mức độ 'chán nhau'

Thứ tư, 25/11/2020, 11:32 (GMT+7)

Sau khi bên nhau một thời gian dài, các cặp đôi sẽ có lúc cảm thấy "chán nhau". Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy mối quan hệ của bạn đang trong "vùng nguy hiểm".

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ "7-year itch", Tạm dịch: Sự khao khát "của lạ" sau khi lấy vợ lấy chồng được bảy năm. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê về ly hôn, "vùng nguy hiểm" xảy ra trong khoảng thời gian từ 5-8 năm. Một trong những lý do lớn nhất là sự khác biệt dần được phơi bày giữa hai người. Dưới đây là 7 dấu hiệu cho thấy một cặp đôi dần trở thành người xa lạ sau một thời gian dài bên nhau.

1. Thường xuyên bị vợ/chồng làm cho kinh ngạc, nhưng không phải theo chiều hướng tốt

Bạn nhận thấy mọi thứ mà người yêu hoặc bạn đời của mình nói hay làm khác với trước đây thì đây là một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ có vấn đề.

Giải pháp: Ít nhất mỗi lần một tuần hãy hỏi họ về những việc họ đã làm trong tuần. Ngoài ra, hãy cố gắng ra ngoài xem phim cùng nhau và thảo luận về chúng để tăng sự thấu hiểu.

2. Các bạn không còn cãi nhau nữa

Có một huyền thoại là những cặp đôi hạnh phúc thì không bao giờ cãi nhau. Việc cãi nhau nảy sinh từ những cảm xúc tiêu cực. Vì vậy, khi bạn ngừng cãi nhau, điều này có thể dẫn đến kiệt sức, thất vọng và thiếu sự gắn bó.

Giải pháp: Hãy chú ý đến cảm giác của bạn về những gì mà đối tác làm và đừng phớt lờ nó. Nếu bạn thấy khó chịu thì hãy cho họ biết.

3. Bạn không biết tên bất kỳ đồng nghiệp nào của bạn đời

Chúng ta dành phần lớn thời gian để làm việc, vì vậy sẽ có lúc mang những chuyện ở cơ quan về nhà. Nếu bạn không biết tên một đồng nghiệp mà bạn đời của mình thích hoặc ghét thì chứng tỏ chuyện giao tiếp của hai người có vấn đề.

Giải pháp: Khi trò chuyện, đừng chỉ hỏi những câu chung chung như ngày hôm nay trôi qua như thế nào. Bạn có thể tập trung vào những chuyện cụ thể để chứng tỏ mình quan tâm tới bạn đời và giúp cuộc trò chuyện không bị nhàm chán.

4. Bạn không còn hào hứng chia sẻ tin vui với họ

Hãy tưởng tượng bạn nhận được tin vui thì ai là người đầu tiên bạn muốn chia sẻ. Nếu người yêu/bạn đời không phải người đầu tiên hoặc thứ hai thì mối quan hệ của hai bạn thực sự có vấn đề.

Giải pháp: Hãy nghĩ về gốc rễ của vấn đề. Tại sao bạn lại không muốn chia sẻ tin vui với họ nữa? Do thiếu giao tiếp hay do phản ứng của họ. Dù thế nào thì bạn cũng cần cố gắng kết nối lại với họ.

5. Sự im lặng của bạn không còn khiến họ thoải mái

Trước đây, chỉ cần được ở bên họ, không cần làm gì cả là đủ. Nhưng nếu cảm giác này mất đi thì cần nhìn lại mối quan hệ của bạn.

Giải pháp: Hãy bắt đầu từ từ bằng cách làm điều gì đó mỗi tuần cùng nhau như xem tivi, xem phim, nấu nướng. Hãy làm điều gì đó mà bạn có thể nói chuyện khi những khoảng lặng ập đến.

6. Tránh giao tiếp bằng mắt

Giao tiếp bằng mắt buộc chúng ta phải tương tác với người khác, đặc biệt là khi nói đến người yêu/bạn đời. Nếu bạn tránh điều này, có nghĩa là bạn không muốn nói chuyện, lắng nghe họ. Một tín hiệu khác là họ không rời mắt khỏi điện thoại khi trò chuyện với bạn.

Giải pháp: Khi mắt chạm nhau, hãy thử mỉm cười với họ xem họ làm gì tiếp theo.

7. Bạn không còn quan tâm điều gì nữa

Hãy thử hỏi bản thân xem khi đọc bài viết này, bạn có bỏ qua các giải pháp hay nghĩ lại về mối quan hệ của mình không? Bạn có thể không quan tâm đến việc xây dựng lại mối kết nối từng có và thấy vẫn ổn với tình trạng hiện tại.

Giải pháp: Hãy nói chuyện với người bạn đời của mình, dã đến lúc bạn và người ấy thảo luận cởi mở về mọi thứ đang diễn ra và những thiếu sót trong quan hệ của mình.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news