1. Trẻ ngủ nhiều
Rất nhiều trẻ em, đặc biệt là khi đến tuổi thiếu niên thường không ngủ đủ giấc. Ngủ cần thiết cho sự tăng trưởng khỏe mạnh, các chức năng của cơ thể và sức khỏe tinh thần. Ngoài ra, ngủ còn bảo vệ cơ thể khỏi béo phì và các rủi ro liên quan đến bệnh này. Đối với trẻ nhỏ mới biết đi, cần ngủ từ 11-14 giờ mỗi đêm. Trẻ ở tuổi thiếu niên cần ngủ 8-10 giờ/đêm.
2. Rửa tay trước khi ăn
Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy việc đơn giản như dạy con rửa tay thường xuyên có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa.
3. Trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm
Bố mẹ có thể dạy con ăn những thức ăn nhiều màu sắc để đảm bảo có đủ vitamin và dưỡng chất cần thiết.
4. Luôn được tiêm phòng đầy đủ
Vắc xin là chìa khóa để ngăn ngừa bệnh tật c ho những đứa trẻ khỏe mạnh. Bố mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng theo đúng lịch.
5. Trẻ ra ngoài chơi
Những đứa trẻ năng động là những đứa trẻ khỏe mạnh. Ngoài những lợi ích về thể chất như giảm nguy cơ béo phì và các bệnh liên quan đến cân nặng, tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm stress và tăng cường tâm trạng. Những đứa trẻ khỏe mạnh làm điều gì đó để vui vẻ mỗi ngày chứ không chỉ dán mắt vào màn hình. Việc thúc đẩy sức khỏe tinh thần là rất quan trọng.
6. Những phụ huynh ưu tiên sức khỏe bản thân
Khi bố mẹ bận rộn, họ sẽ có xu hướng ưu tiên sức khỏe của con cái hơn chính mình. Tuy nhiên, các bà mẹ và ông bố cần ưu tiên sức khỏe của chính mình để làm gương cho con. Điều này bao gồm đi ngủ đúng giờ, hạn chế sử dụng mạng xã hội, ăn ở nhà với trẻ, uống nhiều nước, tiêm phòng cúm, rửa tay, tập thể dục thường xuyên và dành thời gian cho bản thân. Bằng việc có những thói quen lành mạnh ấy, bạn sẽ xây dựng một lối sống khỏe mạnh cho con.
7. Sử dụng ghế xe và dây an toàn
Tai nạn xe hơi là một trong những nguyên nahan gây tử vong phổ biến nhất ở trẻ dưới 12 tuổi và 35% các ca tử vong là do không ngồi đúng cách trên ô tô. Các bậc phụ huynh hãy cho trẻ ngồi quay mặt về phía sau cho tới khi lên 2 tuổi, sử dụng dây nịt 5 điểm cho tới khi trẻ lớn hơn. Đến khi trẻ khoảng 4 tuổi, hãy tiếp tục sử dụng đai nịt định vị để đảm bảo an toàn cho bé.
8. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp
Theo một nghiên cứu của Mỹ, chỉ khoảng một nửa số trẻ em đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp khiến gần 26.000 trẻ bị thương liên quan đến xe đạp mỗi năm. Một nghiên cứu khác cho thấy những người đội mũ bảo hiểm giảm nguy cơ chấn thương sọ não đến gần 53%. Vì vậy, hãy cho trẻ đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp.
9. Hạn chế thời gian ngồi trước màn hình
Một khảo sát năm 2017 của Mỹ cho thấy những đứa trẻ dành trung bình 2 giờ 20 phút ngồi trước màn hình mỗi ngày. Nhưng những đứa bé khỏe mạnh sẽ không nghiện công nghệ. Những đứa trẻ dán mắt vào màn hình thường xuyên như máy tính, video game, máy tính bảng, Smartphone có nguy cơ bị béo phì, trầm cảm, các vấn đề về giấc ngủ, học hành sa sút và hành vi rủi ro cao hơn.
10. Đi khám bác sĩ thường xuyên
Đi khám bác sĩ thường xuyên để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh, kịp thời phát hiện bệnh tật nếu có.