Số lượng người bị đường huyết cao mà không biết thực sự đáng kinh ngạc. Nguyên nhân một phần là do nhiều người không biết các triệu chứng của đường huyết cao như thế nào.
Đường huyết cao xảy ra khi có sự tích tụ glucose dư thừa trong máu. Đây thường là mối quan tâm đối với những người bị bệnh tiểu đường hơn là người bình thường.
Cơ thể chúng ta thường giữ lượng đường trong máu ở trạng thái cân bằng hoàn hảo. Thông thường, khi glucose từ thực phẩm đi vào máu, tuyến tụy sẽ tiết ra một lượng insulin vừa phải để chuyển glucose từ máu vào tế bào để dùng năng lượng hoặc lưu trữ. Điều này khiến lượng glucose trong máu được kiểm soát ở một phạm vi rất chặt chẽ. Một người bình thường không gặp vấn đề về kiểm soát đường huyết thì sẽ không bao giờ bị tăng đường huyết đáng kể.
Các triệu chứng của đường huyết cao
Dưới đây là một số biểu hiện của đường huyết cao mà bạn cần lưu ý, dù bạn không bị tiểu đường.
1. Mệt mỏi
Cảm giác mệt mỏi có thể là dấu hiệu sớm phổ biến nhất của đường huyết cao. Nó có thể xảy ra khi bạn tiêu thụ một lượng lớn thức ăn tinh bột hoặc đường.
Tất nhiên, mệt mỏi là một triệu chứng không rõ ràng bởi bạn có thể mệt khi lượng đường trong máu thấp. Nếu dấu hiệu này thường xuyên xảy ra sau khi ăn, đặc biệt là một bữa ăn nhiều tinh bột thì nó có thể liên quan đến việc tăng lượng đường trong máu.
2. Đi tiểu thường xuyên
Khi bạn có quá nhiều đường trong máu, thận của bạn bắt đầu hoạt động nhiều hơn để đào thải đường. Đó là lý do khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn.
Khi bạn đi tiểu thường xuyên, bị mất nước thì bạn sẽ thấy khát nhiều hơn. Mất nước cũng theo chu kỳ, càng đi tiểu nhiều, càng khát, càng uống nhiều, lại càng tiểu nhiều, cứ như vậy.
4. Đau đầu
Mất nước vì bất cứ nguyên nhân nào cũng gây đau đầu. Dĩ nhiên, đau đầu có thể là dấu hiệu của nhiều thứ khác, nhưng bạn nên kiểm tra nếu như đau đầu kết hợp với một vài triệu chứng được kể tên trong bài viết này.
5. Mờ mắt
Khi lượng đường trong máu dư thừa, nó sẽ ảnh hưởng tới một số khu vực không ngờ đến trong cơ thể bạn, chẳng hạn như mắt. Về cơ bản, đường cộng thêm một chút nước bị mắc kẹt trong thấu kính ở giữa mắt, gây ra hiệu ứng mờ mắt. Điều này chỉ là tạm thời và không giống như tổn thương mắt có thể xảy ra trong một thời gian dài.
Khi gặp phải một vài dấu hiệu được liệt kê trong bài viết này, hãy tới gặp bác sĩ để được kiểm tra đường huyết. Ảnh: Internet
6. Buồn nôn, nôn, nhầm lẫn...
Những triệu chứng đường như khách nhau này là tất cả những dấu hiệu hiếm và đe dọa tính mạng. Chúng được gọi là nhiễm xeton axit đái đường (DKA). DKA có thể gây ra những triệu chứng kể trên kèm theo đau dạ dày, khó thở, khô da hoặc đỏ ửng, hơi thở có mùi trái cây hoặc khó tập trung. Các dấu hiệu này thường xảy ra ở những người tiểu đường type 1 và đôi khi là dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
Không thể sử dụng đường trong máu để lấy năng lượng mà không cần insulin, gan bắt đầu phân hủy chất béo trong cơ thể thành một loại nhiên liệu gọi là ketone. Với tốc độ cao như vậy, chúng trở nên độc hại và làm cho máu có tính axit. DKA có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Vì vậy, bất cứ ai trải qua những triệu chứng trên cần đi kiểm tra sức khỏe ngay lập tức.
7 Nhiễm trùng tái phát
Lượng đường trong máu tăng cao liên tục có thể làm suy yếu phản ứng miễn dịch của cơ thể. Điều này khiến cơ thể bạn khó chống lại một số nhiễm trùng, khiến chúng tái phát thường xuyên hơn, kéo dài hoặc nghiêm trọng.
Phụ nữ bị tiểu đường sẽ có xu hướng bị nhiễm trùng nấm thường xuyên hơn. Nguyên nahan là do lượng đường dư thừa trong máu cao, tràn qua nước tiểu khiến vi khuẩn gây bệnh được nuôi dưỡng.
8. Vết thương chậm lành
Nồng độ đường trong máu cao cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn của cơ thể, làm suy yếu lưu lượng máu và khả năng tự phục hồi của cơ thể. Những vết loét cần thời gian dài để lành lại, thường là ở bàn chân chính là dấu hiệu cho thấy sự lưu thông máu bị suy giảm.
9. Các vấn đề về răng miệng
Glucose có trong nước bọt và máu của bạn. Khi có quá nhiều glucose, nó giúp vi khuẩn có hại trong miệng phát triển, kết hợp với các hạt thức ăn tạo ra mảng bám. Điều này dẫn đến các vấn đề như sâu răng, viêm lợi, các bệnh về nướu và hôi miệng.
10. Tay chân run rẩy
Trong những năm qua, việc có quá nhiều glucose trong máu cso thể bắt đầu tác động đến chức năng thần kinh và cuối cùng gây tổn thương thần kinh, gọi là bệnh lý thần kinh. Loại bệnh Lý Thần kinh phổ biến nhất là ngoại biên, nó ảnh hưởng đến tứ chi. Bạn có thể bắt đầu nhận thấy cảm giác ngứa ran, tê hoặc nóng rát ở bàn tay, bàn chân, cánh tay và cẳng chân.
Khi gặp các triệu chứng kể trên, bạn hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra đường huyết của mình, xác định xem bạn bị tiểu đường hay tiền tiểu đường. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên chính xác để giúp bạn ổn định đường huyết trong cơ thể. Điều quan trọng là bạn cần áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục điều độ.