Ngủ trưa là thời gian nghỉ ngơi ngắn hạn nhưng lại có thể gia tăng hiệu suất làm việc, tăng cường sự sáng tạo, trí nhớ và giúp tâm trạng tỉnh táo hơn. Để có giấc ngủ trưa hiệu quả, bạn có thể chú ý những điều sau:
Thời gian ngủ trưa: Giấc ngủ trưa hoàn hảo chỉ nên kéo dài khoảng 30 phút. Trong thời gian đó, giấc ngủ đã trải qua một quy trình đầy đủ từ giai đoạn ngủ nhẹ đến ngủ sâu. Nếu một giấc ngủ trưa kéo dài hơn 30 phút sẽ dễ khiến cơ thể bạn rơi vào trạng thái ngủ kiệt sức, gây choáng váng, mệt mỏi.
Tạo thói quen ngủ trưa vào cùng thời điểm: Bằng cách đó, đồng hồ sinh học sẽ dần làm quen và giúp bạn có thể đi vào giấc ngủ sâu nhanh hơn và sẽ không bị choáng váng khi thức dậy.
Không nên ngủ ngay sau khi ăn no: Khi ăn quá no mà bạn không vận động thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Vì thế, tốt nhất là nên di chuyển vài phút như đi bộ, leo cầu thang thay vì dùng thang máy... để dạ dày tiêu hóa được phần nào thức ăn vừa nạp.
Đừng cố ép khi không thể: Nhiều người không có thói quen hoặc không thể ngủ trưa, vậy thì đừng ép mình cho bằng được. Nếu cứ cố như thế, bạn rất dễ bị rơi vào giấc ngủ sâu và có cảm giác nhức đầu, bần thần, chệnh choạng… khi tỉnh dậy do các cơ quan của cơ thể chưa sẵn sàng trở lại làm việc. Với những trường hợp này, bạn chỉ cần nghỉ tỉnh trong 15 phút là đủ cho buổi chiều làm việc năng động.
Ngồi tại chỗ khoảng 3 phút: Theo các chuyên gia, khi thức dậy, bạn nên để cơ thể “thức” một cách từ từ. Bạn hãy ngồi tại chỗ sau 1-3 phút để cơ thể tỉnh táo hẳn, rồi mới bắt tay vào công việc của buổi chiều.