Nhắc đến Tây Nguyên thì nhiều người sẽ nghĩ đến cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, là vùng non xanh nước biếc, xứ sở của những dãy cà phê xanh bạt ngàn. Khi đến du lịch Tây Nguyên, ngoài được hưởng thụ không khí trong lành thì du khách sẽ được nếm thử ẩm thực đặc sắc của nơi đây. Nếu du khách đến nơi đây thì nhất định phải nếm thử những món ăn dưới đây
Gà nướng Bản Đôn
Nhắc đến đặc sản Tây Nguyên thì chắc chắn không ai không biết đến món gà nước nổi tiếng của Bản Đôn. Thịt gà ở đây có vị thơm ngon rất khác bởi cách nuôi gà cũng rất công phu, tất cả đều được thả vườn, ăn côn trùng, cỏ non và lúa rẫy. Khi nước cho thêm sả, càng nhiều nước sả thì thịt gà khi chín lại càng ngon. Chỉ cần kẹp gà đã được tẩm ướp vào thanh tre, phết một lớp mật ong cho có màu đẹp và mùi thơm rồi quay đều trên bếp than. Khi gà chín, xé từng miếng chấm muối ớt và ăn cùng cơm lam sẽ làm thực khách nhớ mãi không quên.
Gỏi lá
Món ăn này bao gồm 40 loại lá khác nhau với nhiều tác dụng thần kỳ, cuốn các lá thành hình phễu và gắp thức ăn như thịt ba chỉ, tôm rang.. rồi chấm với nước sốt sền sệt đặc trưng tạo nên hương vị thơm ngon hòa quyện với nhau. Đây là một trong những món ăn lọt top 10 đặc sản Việt Nam ngon tuyệt vời.
Măng nướng xào vếch bò
Vếch bò chính là lòng phèo của bò, vị hơi đắng và nặng mùi. Nếu ai không ăn quen thì khó cảm nhận được món ăn này nhưng nếu ăn quen thì sẽ bị nghiền với vị dai giòn của vếch bò thêm mùi thơm đặc trưng của măng và ăn kèm với cơm trắng chắc chắn sẽ khiến thực khách hài lòng.
Cá lăng
Cá lăng có ở rất nhiều nơi nhưng tại Tây Nguyên, loài cá này hoàn toàn được bắt từ tự nhiên ở những thác nước, con suối trong veo. Độ ngọt của thịt cá ở các món được chế biến khá nhau như cá lăng nướng muối ớt, cá lăng kho tộ, lẩu cá lăng... sẽ khiến ai ăn cũng nhớ mãi.
Rượu cần
Một trong những đặc sản không thể bỏ qua khi đến Tây Nguyên chính là rượu cần. Mỗi dịp lễ hội hay đón khách quý, người dân nơi đây đều quây quần bên bếp lửa hồng cùng nhau thưởng thức rượu cần. Ở đây, rượu cần được chia làm 3 loại: rượu cơm, rượu khóc và rượu kê. Rượu cần có nồng độ nhẹ, rất thơm và có màu vàng như mật khiến ai cũng khó quên được.
Cà phê chồn
Một đặc sản Tây Nguyên mà bạn không thể bỏ qua đó chính là cà phê chồn. Quy trình chế biến cà phê chồn rất công phu nhưng bù lại nó lại thơm ngon, khó cưỡng lại chắc chắn không nên bỏ qua loại đồ uống hấp dẫn này.
Bò một nắng
Bò một nắng là món ăn đặc sản của Tây Nguyên bởi hương vị đậm đà, thơm ngon. Bò một nắng được làm từ thịt bò tươi, đem cắt mỏng từng miếng, tẩm ướt gia vị đặc trưng nơi núi rừng Tây Nguyên sau đó đem phơi dưới ánh nắng mặt trời nguyên 1 ngày, rồi đem cất trữ dùng dần. Khi ăn chỉ cần đem lên vỉ nướng chín là có thể ăn được.
Bơ sáp Đắk Lắk
Nếu là tín đồ của bơ sáp thì đến vùng đất Tây Nguyên là chuẩn không cần chỉnh rồi nhé. Độ mềm mịn, béo, có độ dẻo quánh của bơ sáp có thể thêm chút sữa rồi cho đá vào sẽ tạo nên món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Người Tây Nguyên còn dùng bơ sáp chấm mắm ớt và ăn kèm với cơm sẽ cảm nhận độ béo ngậy khó cưỡng.
Canh thụt
Đây là món ăn đặc biết có nguồn gốc từ dân tộc M’Nông. Món ăn anyf là một trong những đặc sản mang đậm hương vị và thể hiện bản sắc văn hóa của đông bào Tây Nguyên. Cách chế biến của món canh thụt là cho các nguyên liệu sẽ được thụt vào ống tre để nấu chín, tương tự như nấu cơm lam. Các loại lá nhíp, cà đắng, đọt mây, ớt, cá suối, thịt động vật cho hết vào nấu cùng sẽ tạo nên một món ăn độc đáo gây thương nhớ với du khách đến với Tây Nguyên.
Kiến vàng
Nếu là người can đảm dám thưởng thức những món ăn "kinh dị" đầy hoang dã ở Tây Nguyên thì món kiến vàng chắc chắn đừng bỏ qua. Dù kiến vàng kích thước rất nhỏ nhưng cơ thể có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng nên người Tây Nguyên đã dùng kiến vàng để làm các món ăn như nấu xôi kiến, trứng kiến trộn gỏi, muối kiến vàng. Đặc biệt, muối kiến vàng được xem là món quà quý mỗi khi có ai đó từ Tây Nguyên trở về. Muối này có thể ăn kèm với trái cây hay các loại thịt rừng, nấu canh chua đều được.
Ve sầu
Tại Tây Nguyên, món ve sầu là đặc sản cực kỳ hấp dẫn. Khi ấu trùng ve bắt dầu có hiện tượng lốt xác để phát triển thành con trường thành thì sẽ được người dân bắt về làm thức ăn. Sau khi bỏ hết cánh, chân và làm sạch ruột rồi nhét đậu phộng vào trong bụng ve rồi đem đi chiên sơ. Cuối cùng là nêm gia vị vừa ăn và đem ra đĩa thưởng thức.