Mùa hè nóng nực với vô vàn loại trái cây, vải thiều chính là một trong số đó. Nhiều người thích ăn vải, nhất là khi được ướp lạnh. Hương vị vải ngọt ngào và rất ngon. Tuy ngon là vậy nhưng nếu ăn quá nhiều vải sẽ dễ gây kích ứng.
Khi ăn vải, chúng ta chỉ ăn cùi và bỏ vỏ. Trên thực tế, phần vỏ vải rất hữu ích, thậm chí là một "bảo bối". Phần vỏ này có thể dùng đun nước uống với những Công dụng bạn không ngờ đến.
Đầu tiên, vỏ vải đun sôi có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Tuy vải thiều khi ăn rất dễ khiến người ta nóng nảy nhưng đây lại là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt, trong vỏ quả vải có chứa polyphenol oxidase, là một thành phần của protein, có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa rất hiệu quả. Xung quanh chúng ta có rất nhiều người mắc chứng khó tiêu, chúng ta có thể đun sôi một bát nước vải thiều và uống để làm giảm triệu chứng.
Ngoài ra, đun sôi vỏ vải thiều còn có tác dụng giảm bốc hỏa. Thời tiết nắng nóng khiến nhiều người dễ nổi cáu. Nguyên nhân chủ yếu là do gan bốc hỏa trong cơ thể. Thời tiết oi bức và cái nóng tương đối hanh khô sẽ khiến cả người cảm thấy bức bối, muốn giải tỏa. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần mỗi ngày uống một bát nước vỏ vải là rất tốt.
Với nhiều lợi ích như vậy, bạn có thấy tiếc khi vứt đi vỏ vải không? Từ nay khi mua vải về, bạn đừng vội vứt vỏ đi. Hãy ngâm vỏ vải vào nước, thêm chút muối ăn để làm sạch chất bẩn.
Tiếp theo, vớt vỏ vải thiều ra, cho vào nồi, thêm chút nước và bắt đầu nấu. Khoảng 10 phút bạn có thể tắt lửa, nước trong vỏ vải chuyển sang màu đỏ là được. Sau khi đun sôi hãy đổ nước vải thiều ra bát, để nguội là uống được.
Một số bài thuốc từ vải:
Đau bụng, buồn nôn: đem hạt vải nướng chín, bóc vỏ ngoài ăn với số lượng khoảng 6 – 8g/lần. Ngày 2 lần.
Đau dạ dày: Hạt vải 3g (chế như trên), mộc hương 2g. Tán bột mịn, uống với nước ấm. Ngày 2-3 lần.
Đau bụng kinh hoặc đau bụng sau sinh: Hạt vải đốt tồn tính 20g, hương phụ 40g tán bột mịn, ngày 6-8g uống với nước muối loãng hoặc nước cơm. Ngày 2 lần.
Phụ nữ đau bụng dưới (đau phần phụ) như kim châm: hạt vải thái phiến như trên, sao đen, đại hồi vi sao đồng lượng (4-8g) tán bột mịn, uống với rượu ấm, ngày 3 lần. Uống nhiều ngày cho tới khi hết các triệu chứng.
Sán khí ở nam giới (thoát vị bẹn, viêm đau tinh hoàn): Hạt vải chế biến như trên, sao vàng, tiêu hồi (sao qua), quất hạch (hạt quýt) sao vàng. Cả 3 vị đồng lượng, tán bột mịn, uống với nước ấm, ngày 2-3 lần, mỗi lần 6-8g. Trẻ em theo tuổi giảm liều. Cũng có thể chỉ dùng riêng hạt vải đốt thành than, hòa vào rượu uống, với liều 4-6g. Hoặc lấy hạt vải đã chế biến theo cách trên, trần bì, đồng lượng 10g, sao vàng, lưu huỳnh 3g. Dùng dưới dạng bột mịn. Chia 2 lần uống trong ngày.
Tiêu chảy do tỳ hư: Quả vải 7 quả, đại táo 5 quả. Sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
Trị nấc: Quả vải 7 quả, gừng tươi 6g, đường đỏ 4g. Sắc uống.
Răng sưng đau: Quả vải xanh, thêm ít muối ăn hoặc đốt tồn tính, tán mịn, xát vào chân răng.