1. Giới thiệu
Thịt gà là một trong những loại thịt được tiêu thụ phổ biến nhất trên thế giới, trong khi đó thịt vịt lại ít được biết đến hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ so sánh xem 2 loại thịt này cái nào tốt cho sức khỏe hơn.
1.1. Phân loạt
Cả thịt gà và thịt vịt đều được xếp vào nhóm thịt gia cầm và được coi là thịt trắng do hàm lượng myoglobin thấp. Tuy nhiên, thịt vịt có màu sẫm hơn đáng kể, do đó hàm lượng myoglobin và sắt cao hơn so với thịt gà. Chính vì lẽ này mà thịt vịt vẫn có thể được coi là thịt đỏ trong ẩm thực.
1.2. Vẻ ngoài
Thịt vịt có màu sẫm hơn rõ rệt . Một con vịt nguyên con cũng có xu hướng thon dài và cơ bắp hơn. Da và thịt vịt thường béo hơn.
1.3. Hương vị, chế biến
Do hàm lượng chất béo cao hơn, thịt vịt được cho là có hương vị đậm hơn, đặc hơn , gần với thịt đỏ hơn thịt gà.
USDA khuyến nghị rằng tất cả gia cầm, bao gồm cả vịt và gà, được nấu chín ở nhiệt độ bên trong tối thiểu là 74 độ C.
Trong khi thịt gà và vịt có thể được nấu theo những cách tương tự nhau, thịt vịt thường được nấu như thịt đỏ. Giống như các loại thịt đỏ, vịt có thể được nấu chín vừa phải và có màu hồng nhạt ở bên trong.
2. Các trạng thái
Trong khi cả thịt gà và thịt vịt đều có thể được ăn tươi thì thịt gà còn được tiêu thụ qua dạng chế biến sẵn.
Dựa vào vết cắt, người ta thường chia gà thành ba phần: ức, cánh và chân. Lườn là phần sử dụng nhiều nhất của gà và nó cũng có màu trắng nhất. Chân có màu sẫm hơn, bao gồm phần đùi và phần chân. Thịt cánh nằm giữa thịt chân và lườn.
3. Dinh dưỡng
Giá trị dinh dưỡng của thịt có thể khác nhau tùy thuộc vào loại thịt, cách nấu và trạng thái của thịt. Những giá trị dưới đây là của gà nướng bỏ da và vịt quay bỏ da.
3.1. Chất dinh dưỡng đa lượng và calo
Thịt gà và vịt đều có nhiều chất khoáng. Thịt gà giàu canxi, magiê, phốt pho, selen và choline. Thịt vịt chứa nhiều sắt và đồng hơn hai lần, có hàm lượng natri thấp hơn.
Hai loại thịt này chứa lượng kali, kẽm và mangan tương đương nhau.
3.2. Chỉ số đường huyết
Vì thịt gà và vịt hầu như không chứa carbohydrate nên cả hai giá trị chỉ số đường huyết của chúng đều được coi là 0.
3.3. Tính axit
Giá trị pH trung bình của thịt gà tươi rơi vào khoảng 5,3 đến 6,5 nên nó có thuộc tính axit nhẹ.
Giá trị pH của thịt vịt cũng vào khoảng 5,4 đến 6,3, cũng có thuộc tính axit nhẹ.
4. Giảm cân và ăn kiêng
Cả thịt gà và thịt vịt đều có hàm lượng calo cao nhưng thịt vịt chứa nhiều năng lượng hơn. Giữa hai loại thực phẩm này, thịt gà là lựa chọn tốt hơn cho chế độ ăn ít calo và ít chất béo. Cả gà và vịt đều phù hợp với chế độ ăn ít carb và chỉ số đường huyết thấp.
Mặc dù có giá trị calo cao, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhiều thịt vịt không làm thay đổi các chỉ số cơ thể theo hướng tiêu cực (chẳng hạn như trọng lượng cơ thể, khối lượng chất béo, chỉ số khối cơ thể, lượng mỡ cơ thể hoặc tỷ lệ eo trên hông).
Ở trẻ em, tiêu thụ nhiều thịt hơn, bao gồm cả thịt gà làm mức chỉ số khối cơ thể thấp hơn. Ăn thịt gia cầm, cùng với rau cũng giúp giảm nguy cơ béo phì và các bệnh liên quan đến béo phì.
Thịt gà và vịt có thể được đưa vào chế độ ăn kiêng keto vì chúng chứa rất ít carbohydrate.
Thịt gà và thịt vịt chưa qua chế biến cũng có thể được tiêu thụ một cách vừa phải theo chế độ ăn kiêng và chế độ ăn Địa Trung Hải.
5. Ảnh hưởng đến sức khỏe
Bây giờ chúng ta sẽ thảo luận về việc tiêu thụ thịt gà và thịt vịt ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào qua các nghiên cứu khoa học.
5.1. Lợi ích sức khỏe
Sức khỏe tim mạch
Một nghiên cứu cho thấy tiêu thụ thịt vịt có thể có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa các rối loạn tim mạch do mức cholesterol cao gây ra bằng cách giảm mức lipoprotein mật độ thấp trong máu.
Tổ chức Tim mạch Quốc gia của Úc kết luận rằng mặc dù thịt gia cầm, bao gồm cả thịt gà, có thể không có tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch, nhưng không đủ bằng chứng để khuyến nghị giới hạn mức ăn vào.
Bệnh tiểu đường
Cách bạn nấu thịt có thể quyết định nó ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nấu thịt ở nhiệt độ cao (nướng và quay) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 so với nấu ở nhiệt độ vừa phải (luộc, hấp, xào).
Việc thay thế thịt đỏ bằng thịt gia cầm, chẳng hạn như gà hoặc vịt, đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2 và tiểu đường thai kỳ, cải thiện kiểm soát đường huyết.
Ung thư
Ăn thịt gia cầm chưa qua chế biến, bao gồm cả gà và vịt, có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, thực quản và phổi. Nguyên nhân là do thịt gia cầm chứa hàm lượng sắt heme thấp hơn và thịt gà sẽ thấp hơn so với thịt vịt.
5.2. Nhược điểm và rủi ro
Nhiều nghiên cứu chưa kết luận về cách thức gia cầm ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và tình trạng bệnh tiểu đường.
Sức khỏe tim mạch
Ăn cá hoặc rau thay vì thịt gia cầm giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy việc tiêu thụ thịt gia cầm và thịt đỏ làm nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên một chút. Tuy nhiên, trong khi thịt đỏ làm tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân thì thịt gia cầm không có.
Bệnh tiểu đường
Các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ tích cực giữa việc ăn thịt gia cầm và bệnh tiểu đường type 2 ở phụ nữ.
Ung thư
Ăn thịt đã qua chế biến có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư vòm họng, thực quản, phổi, dạ dày và tuyến tụy.
(Theo foodstruct)