Những phát hiện về dấu tích thời cổ xưa luôn mang một giá trị nhất định, có ý nghĩa giải mã những giai đoạn cổ xưa con người vẫn còn đang mất dấu. Để có những phát hiện đột phá, nhiều người phải lập đoàn đi tìm tòi, mất nhiều công sức, tiền bạc nhưng cũng có những người chỉ vô tình ghé qua cũng đủ duyên để tìm thấy dấu ấn lịch sử.
Giống như trường hợp dưới đây của một nhóm nhà khoa học Úc, mà cụ thể là nhà khảo cổ Clifford Coulthard. Tình cờ trong lúc đi tìm chỗ vệ sinh nhẹ, anh đã phát hiện ra cả một di tích lớn có niên đại gần 5 vạn năm. Tình huống khó đỡ này khiến anh vừa mừng vừa xấu hổ khi kể lại cho đồng đội.
>> Xem thêm: Rùng mình màn khai quật nghĩa địa tập thể thời Trung Cổ, với cách chôn cất đặc biệt
Vị trí phát hiện di tích này thuộc khu vực phía Bắc dãy núi Flinder, người đồng hành cùng Clifford là Giles Hamm. Trên đường đi thám hiểm dãy núi này, vì quãng đường khá xa nên Clifford liền ngỏ ý muốn dừng xe lại để "đi giải quyết nỗi buồn".
Anh quyết định trèo lên một con đường hẹp có địa hình kín đáo thì nhìn thấy một con suối bạc được bao quanh bởi những tảng đá có kết cấu thô giáp, gồ ghề. Vì tò mò trước cấu trúc địa hình phức tạp của nó nên Clifford đã quyết định tiến xa hơn và điều đáng kinh ngạc đã xảy ra trước mắt anh.
>> Xem thêm: Sống gần hết đời cụ ông thú nhận bị người ngoài hành tinh tán tỉnh đến nỗi có tới 60 đứa con
Trước mắt Clifford là một vách đá bị ám đen như màu khói, điều này chứng tỏ có dấu hiệu của con người từng ở đây. Ngay lập tức Clifford tìm đường quay trở lại xe và gọi đồng đội. Cả hai chính thức bắt tay vào quá trình khai quật di tích lịch sử này.
Hóa ra, đây chính là nơi cư ngụ của một bộ phận thổ dân lâu đời nhất tại Úc. Nghiên cứu đánh giá nơi này có niên đại khoảng 5 vạn năm. Trước đó, cả hai chỉ nghĩ rằng di tích chỉ khoảng 5.000 năm nhưng kết quả thực sự là món quà bất ngờ đối với 2 nhà khoa học.
>> Xem thêm: Đi chăn gia súc vô tình chạm mặt quái thú đội nước 'thức dậy' giữa hồ
Được biết, hang động được Clifford phát hiện có tên địa phương là Warranty. Sau khi khai quật, họ đã tìm thấy mộ hố cất giấu nhiều cổ vật với khoảng 4.300 món đồ tạo tác và 200 mảnh xương từ 16 loài động vật khác nhau, cả động vật có vú và bò sát. Đáng chú ý nhất là bộ xương của quái thú khổng lồ thuộc loài Diprotodon optatum. Loài này là động vật có vú thời tiền sử có kích thước tương đương loài tê giác.
Ngoài ra, họ còn tìm thấy rất nhiều dụng cụ thô sơ thời tiền sử để chứng minh rằng đây thực sự là một di tích rất lớn, có ý nghĩa lịch sử nhân loại. Những chiếc rìu đá, công cụ lao động được tìm thấy trong hang ước tính có niên đại từ khoảng 3-4 vạn năm tuổi.
>> Xem thêm: Chuyến bay 'xé mây' trở về sau 35 năm mất tích, mang theo điều ám ảnh của 92 người
Sự xuất hiện của các bộ xương động vật trong hang cũng cho thấy chúng góp một phần quan trọng vào việc thay đổi khẩu phần ăn của con người cổ đại. Điều này cũng bác bỏ giả thiết ban đầu là loài động vật to lớn tự mò vào hang, thay vào đó chúng trở thành đồ ăn của người cổ xưa.
Trước đó, hóa thạch và xương của loài Diprotodon có kích thước siêu khổng lồ cũng được tìm thấy ở hồ muối khô Callabonna thuộc bang Nam Australia. Chúng là loài động vật ăn thực vật nên rất có khả năng chúng đã di tản theo mùa để tìm kiếm nguồn thức ăn mới mẻ.
>> Xem thêm: Từ chối bồi thường gần 40 tỷ đồng, người đàn ông thản nhiên sống giữa sân bay
Từ phân tích này, các nhà khoa học nhận định rằng nơi trú ẩn của người cổ đại không được sử dụng thường xuyên mà thay đổi theo mùa, sống cuộc sống du mục.
Nhìn cả tổng thể quá trình có thể thấy, nếu không có lần tình cờ đi "giải quyết nỗi buồn" của Clifford thì có lẽ di tích lịch sử ý nghĩa trên vẫn chỉ là một bí ẩn đối với nhân loại.