Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, hiện Việt Nam có 1.148 ca Covid-19 trong đó có 1.049 ca đã được chữa khỏi và không còn ca bệnh nặng nào nữa. Số người đang phải cách ly tập trung tại bệnh viện là 149, tại cơ sở cách ly khác là 12.421 và tại nhà, nơi lưu trú là 1.082.
Trong khi tình hình dịch Covid-19 trong nước diễn biến khả quan thì trên thế giới, đặc biệt là châu Âu, bức tranh lại khá ảm đạm. Cho đến nay, châu Âu đã có hơn 7,8 triệu ca nhiễm Covid-19 và hơn 247.000 ca tử vong. Ngày 22/10, các nước như Italy, Croatia, Slovenia và Bosnia đều ghi nhận số ca nhiễm mới hàng ngày cao kỷ lục. Lần đầu tiên châu Âu ghi nhận hơn 100.000 ca nhiễm Covid-19 một ngày là vào 12/10. Hiện tại, châu lục này có số ca nhiễm hàng ngày còn cao hơn 3 quốc gia chịu thiệt hại nặng nhất là Mỹ, Ấn Độ và Brazil cộng lại. Nguyên nhân một phần là do các nước châu Âu đã tiến hành làm xét nghiệm Covid-19 nhiều hơn so với làn sóng lần thứ nhất.
Trong ngày 22/10, thế giới ghi nhận thêm 478.132 ca nhiễm Covid-19 mới thì châu Âu đã chiếm đến 217.438 ca. Tính đến thời điểm hiện tại, châu Âu chiếm gần 19% số ca nhiễm toàn cầu, tỷ lệ tử vong là 22%.
Hồi đầu tuần, một chuyên gia của WHO cho biết châu Âu và bắc Mỹ cần duy trì các biên jphaps phòng chống dịch Covid-19, học tập các quốc gia châu Á.Tình hình dịch bệnh tại lục địa già đang có dấu hiệu xấu đi. Các bệnh viện vẫn trong tình trạng quá tại và số ca nhập viện điều trị Covid-19 đang có dấu hiệu tăng trở lại.