Trung Quốc đã báo cáo 5.280 ca Covid-19 mới vào ngày 15/3, cao gấp đôi so với ngày hôm trước. Hiện tại, biến thể Omicron đang lan rộng và quốc gia này vẫn kiên định với Chính sách "zero-Covid".
Áp dụng cách phòng dịch này nên nhiều khu vực tại Trung Quốc bị phong tỏa luân phiên khiến quốc gia này gần như bị cắt đứt với thế giới bên ngoài trong 2 năm qua. Trong ngày hôm nay, có ít nhất 13 thành phố trên toàn Trung Quốc bị phong tỏa hoàn toàn, một số bị phong tỏa một phần.
Theo Ủy ban Y tế Quốc gia, tỉnh Cát Lâm ở phía đông bắc nước này bị ảnh hưởng nặng nề nhất với hơn 3.000 ca mới vào ngày 15/3. Cư dân của một số thành phố ở đó, bao gồm cả thủ phủ Trường Xuân với 9 triệu dân đang phải tuân thủ lệnh ở nhà.
Thâm Quyến, trung tâm công nghệ phía Nam với 17,5 triệu dân đang trong tình trạng ngừng hoạt động 3 ngày với nhiều nhà máy đóng cửa và các kệ hàng siêu thị trống rỗng. Thành phố lớn nhất Trung Quốc là Thượng Hải đang phải tuân theo một loạt các hạn chế, chỉ còn một chút nữa là phong tỏa trên toàn thành phố.
Cảnh tượng các khu dân cư đóng cửa, cảnh mua bán hoảng loạn và cảnh sát căng rào đưa Trung Quốc quay lại giai đoạn đầu của đại dịch, lần đầu tiên xuất hiện vào cuối năm 2019. Cho đến nay, chuyện phong tỏa chặt chẽ đã giảm bớt ở hầu hết các quốc gia còn lại trên thế giới.
Khi vùng phong tỏa tiến gần đến Bắc Kinh, các địa điểm công cộng đã thắt chặt việc giám sát các mã QR y tế phổ biến ở khắp nơi.
Sau 21 ngày cách ly tại nhà với mẹ và đứa con 3 tuổi, giám đốc dự án Mary Yue cho biết cô buộc phải cách ly sau khi đến một địa điểm có ca nhiễm mới. "Tôi hoảng sợ khi các quan chức y tế gọi điện ... Tôi sợ họ sẽ đưa chúng tôi đến một khách sạn cách ly", người đàn ông 34 tuổi nói với báo chí. "Nhưng lần này họ để mọi người cách ly ở nhà. Đó là một sự giảm nhẹ rất lớn."
Các cư dân thành phố khác bày tỏ sự giận dữ khi đại dịch đang hoành hành ở Trung Quốc, trong khi phần lớn thế giới cố gắng trở lại bình thường. "Trước đây, các biện pháp kiểm soát rất khá hiệu quả. Giờ lại bắt đầu, khi nào thì nớ mới kết thúc?", một người dân Bắc Kinh bức xúc.
Tính đến 15/3, Trung Quốc đã ghi nhận mỗi ngày hơn 1.000 ca nhiễm mới trong 6 ngày liên tiếp. Các chuyên gia dự báo có một vết lõm kinh tế sẽ phát triển khi số ca nhiễm gia tăng.
"Các hạn chế được gia hạn, đặc biệt là việc phong tỏa Thâm Quyến sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng, gây gián đoạn nguồn cung trong thời gian tới", Tommy Wu của Oxford Economics cho biết trong một báo cáo tóm tắt. Ông nói thêm rằng Trung Quốc sẽ gặp "thách thức" để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP chính thức là khoảng 5,5% trong năm nay.
Chứng khoán Hồng Kông giảm hơn 3% vào ngày hôm nay, kéo dài chuỗi ngày giảm trước đó.
Raymond Yeung, nhà phân tích của ngân hàng ANZ, cho biết: “Việc phong tỏa một phần các tỉnh giàu có ở miền nam và miền đông Trung Quốc là đáng lo ngại vì chúng chiếm một nửa GDP và dân số của đất nước”.
Dữ liệu theo dõi chuyến bay cho thấy hàng chục chuyến bay nội địa tại các sân bay ở Bắc Kinh và Thượng Hải đã bị hủy vào sáng nay.
Theo một phát ngôn viên, đợt bùng phát tại các nhà máy của Tập đoàn Volkswagen ở thành phố Trường Xuân, Cát Lâm cũng khiến ba địa điểm phải đóng cửa trong ít nhất 3 ngày vào từ 14/3.
Chuyên gia y tế hàng đầu Trung Quốc Zhang Wenhong đã đưa ra viễn cảnh làm dịu chiến lược zero-Covid khi đối mặt với biến thể Omicron. Nhưng ông cảnh báo việc nới lỏng xét nghiệm hàng loạt và phong tỏa là không thể trong ngắn hạn.
Các quan chức y tế cũng cho biết các hạn chế chặt chẽ hơn có thể sẽ được áp dụng
(Theo NDTV)
>> Xem thêm: Mỹ 'dằn mặt' Trung Quốc, tuyên bố lệnh trừng phạt Nga vô thời hạn