Mì gói là món ăn ưa thích của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Với sự ngon miệng, chế biến nhanh, mì gói dần trở thành món ăn thường xuyên của những người bận bịu. Có rất nhiều lời đồn đoán xoay quanh việc ăn mì gói gây tác hại cho con người khiến những "tín đồ mì gói" sau khi nghe xong cũng “chột dạ”.
Thực tế, đã có thí nghiệm cho một lượng mì gói được nấu chín vào túi ni-lông chịu nhiệt, sau đó đổ thêm nước ngọt có ga vào. Chỉ vài phút sau, chiếc túi ni-lông đã có phản ứng bất ngờ khi phình to lên, có dấu hiệu đầy hơi. Khi các chất phụ gia trong mì và nước có ga phản ứng cùng nhau sẽ khiến người ăn đầy bụng, khó tiêu,..
Trong thành phần của mì có chứa khá nhiều carbohydrate, tuy nhiên, các chất dinh dưỡng như protein, mỡ, vitamin... lại rất ít. Vì vậy nếu ăn quá nhiều mì, cơ thể sẽ dễ bị thiếu hụt dưỡng chất. Thậm chí có những lời đồn đoán rằng chỉ ăn một gói mì thôi cũng đã khiến gan mất đến hơn 30 ngày để thải được chất độc. Tuy nhiên, trên thực tế, câu nói này không hoàn toàn đúng.
Việc ăn mì gói khiến gan mất nhiều thời gian để thải độc hay không là do cách nấu của mỗi người. Thứ khiến cho gan mất 32 ngày mới có thể giải độc xong chính là túi gia vị trong đó. Túi gia vị có thể khiến món ăn đậm vị, có mùi thơm. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều, cơ thể sẽ phải nạp vào lượng muối lớn, gây tình trạng béo phì, bệnh tim mạch.
Vương Húc Phong - Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm dinh dưỡng bảo vệ sức khỏe Thủ đô, người sáng lập câu lạc bộ Dinh dưỡng Bắc Kinh chia sẻ với Sohu, cho biết 1 gói gia vị trong mì gói có tới 25 chất phụ gia, đây là con số vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Chính những chất này khiến cơ thể mất nhiều ngày để đào thảnh. Trong khi đó, mì được chế biến hoàn toàn từ bột mì nên chỉ mất 2-3 tiếng tiêu hoá.