Nấu cháo trắng
Nhiều người lựa chọn cháo trắng để ăn thay cơm để dễ tiêu hóa. Tuy nhiên phần chính của cháo trắng là bột hồ hóa và nước, không có các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, vitamin, chất xơ. Đặc biệt với những người mắc chứng viêm dạ dày tá tràng thì càng phải nói không với cháo trắng. Hãy thêm một chút thịt băm, rau hoặc hạt, vừa ngon miệng vừa đảm bảo sức khỏe.
Không hầm kỹ
Khi ăn cháo không hầm kỹ càng sẽ làm giảm nước bọt và men tiêu hóa, tăng sự kích thích tiết dịch dạ dày ít hơn và gánh nặng lên chức năng tiêu hóa của dạ dày.
Cho vô tội vạ các loại thịt vào cháo
Nhiều người có thói quen mở tủ lạnh ra thấy thịt gì cũng đều cho vào để nấu cháo. Tuy nhiên hành động này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe bởi các nguyên liệu rất có thể kỵ nhau. Ví dụ: thịt lợn không nấu chung với thịt bò, cà rốt không được nấu cùng củ cải, thịt bò không được nấu với hải sản, thịt gà không được nấu cùng với cá chép... Đây là lưu ý mà các mẹ bỉm phải lưu tâm khi nấu cháo cho con.
Nấu cháo với đồ muối chua
Hàm lượng muối trong các loại dưa chua tương đối cao, ăn lâu dài có thể gây hại cho hệ tim mạch, tổn thương niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Cho trứng sống vào cháo
Đây là sai lầm mà 99% nội trợ mắc phải. Bạn nên biết trứng khi được đun nóng ở nhiệt độ cao sẽ chín rất nhanh nhưng vi khuẩn lại chưa bị tiêu diệt hết. Việc ăn trứng kiểu này rất dễ gây ngộ độc, tiêu chảy... Cách tốt nhất bạn nên làm là đun cháo thêm 10 phút sau khi đập trứng.
Vò gạo quá kỹ khi nấu cháo
Vò gạo quá kỹ sẽ làm mất đi lượng vitamin B1 khi ăn vào sẽ làm mất đi dưỡng chất cần thiết.
Ảnh: Internet