Vào tháng 1/2020, WHO chứng thực kết luận của chính quyền Trung Quốc là Covid-19 không lây từ người sang người và không khuyến nghị bất cứ biện pháp can thiệp y tế cụ thể nào cho du khách đến và đi từ Vũ Hán. WHO cũng phớt lờ cảnh báo của Đài Loan rằng họ có bằng chứng cho thấy virus lây từ người sang người. Đài Loan đã viết thư cho WHO vào ngày 31/12/2019 nhưng WHO vẫn phủ nhận khả năng đó cho đến giữa tháng 1. Các chuyên gia cho rằng chính sự sao lãng và nhẫn tâm này đã gây ra thảm họa trên toàn thế giới. Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng như phía Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho sự xử lý đại dịch một cách liều lĩnh như vậy.
Hóa ra, ông Tedros từng bị cáo buộc giấu dịch ở quê nhà Ethiopia khi ông còn là bộ trưởng y tế của nước này trowcs khi trở thành Tổng giám đốc WHO. Một chuyên gia y tế nổi tiếng toàn cầu, từng là cố vấn không chính thức cho đối thủ của ông Tedros trong cuộc đua vào ghế lãnh đạo WHO đã cáo buộc ông giấu 3 đợt dịch tại Ethiopia. Lawrence O. Gostin, giám đốc Viện Luật Y tế toàn cầu và Quốc gia O’Neill cho biết: "Tiến sĩ Tedros là một quan chức y tế công cộng giàu lòng trắc ẩn và có trình độ cao. Nhưng ông ấy còn có nghĩa vụ nói lên sự thật và thành thật ghi nhận, báo cáo các đợt bùng phát dịch tả đã được xác minh trong một thời gian dài".
Ông Tedros từng là bộ trưởng y tế Ethiopia từ năm 2005-2012 và các vụ dịch xảy ra vào các năm 2006, 2009 và 2011. Ông cho biết đây chỉ là "bệnh tiêu chảy cấp" xảy ra tại những khu vực mà sự xét nghiệm gặp "khó khăn". Tuy nhiên, năm 2007, Liên hợp quốc và các tổ chức viện trợ khác đã nhấn mạnh rằng những xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy các ca tử vong đó là do dịch tả. Ethiopia từng bị cáo buộc che đậy dịch tả năm 2017. Tờ New York Times đưa tin chính phủ Ethiopia đã nói những điều tương tự ông Tedros từng nói trước đó. "Somalia, nước có biên giới với Ethiopia hiện đang chiếu đấu với đợt dịch tả lớn và một loại vắc xin mới đang được triển khai tới đó. Các quan chức viện trợ tin rằng dịch tả cũng đang lây lan trong các khu vực láng giềng của Ethiopia, nhưng không có sự xác nhận, họ không thể đưa vắc xin đến. Bộ Y tế Ethiopia vẫn gọi đó là tiêu chảy cấp", NYT viết trong báo cáo.
Hành vi của ông Tedros khi còn là bộ trưởng Y tế Ethiopia đặt ra nhiều nghi vấn về cách thức mà WHO dành "ưu tiên" cho Trung Quốc trong việc xử lý đại dịch Covid-19. Sau khi đại dịch kết thúc, có thể sẽ có nhiều bên kêu gọi điều tra về hành vi của WHO trong toàn bộ vụ việc.