Theo Chinatimes, Trụ Vương thời nhà Thương trong lịch sử phong kiến Trung Quốc từng phát minh ra một dụng cụ tra tấn, tù nhân khi nhìn thấy đều phải "khóc thét" vì sợ hãi. Tuy nhiên, phải đến thời Lưỡng Hà, dụng cụ này lại trở nên phổ biến, trở thành công cụ... là ủi quần áo trong các gia đình.
Thời phong kiến, có nhiều vật dụng khi mới được phát minh ra có cách sử dụng khác với thời hiện đại. Chẳng hạn như diều ban đầu được dùng với mục đích để truyền tải thông tin quân sự nhưng sau đó phát triển thành đồ chơi yêu thích của trẻ em. Cho tới ngày nay, chơi diều trở thành một trong những thú chơi được nhiều người yêu thích.
Ngoài ra, bàn ủi, thứ không thể thiếu trong hầu hết mọi gia đình thời hiện đại ngày nay vốn được cải tiến từ một dụng cụ tra tấn do Trụ Vương - vị vua cuối cùng của nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc phát minh ra nhằm răn đe các tù nhân: Lấy thanh sắt nung nóng dí vào người. Món đồ này sau đó được các triều đại khác sử dụng trong suốt thời kỳ cầm quyền.
Trên phim ảnh, dụng cụ tra tấn này được nhiều lần tái hiện trong những cảnh phim như bức cung, lấy lời khai với các tù nhân. Do đó hình thức tra tấn này không phải điều mới lạ với nhiều người. Vào thời phong kiến, hình thức tra tấn dùng thanh sát nung nóng sau đó dì vào da thịt tù nhân được nhiều triều đại sử dụng thậm chí là rất thịnh hành cho tới nhà Thanh - triều đại phong kiến lịch sử cuối cùng của Trung Quốc.
Chúng chỉ trở thành món đồ phố biến trong nhà của những người dân bình thường sau thời nhà Hán với mục đích để là ủi quần áo, một công cụ đắc lực cho các bà nội trợ.
Theo báo cáo "Lịch sử và Nhân văn Quốc gia", nguyên mẫu của chiếc bàn ủi đã xuất hiện từ rất lâu từ thời cổ đại. Trong cuốn "Hoài Nam Tử" có ghi lại rằng, "bàn là sắt được sinh ra từ chiếc bàn ủi nóng". Bàn ủi có nguồn gốc từ cuối thời nhà Thương. Ban đầu, đây là món đồ tra tấn tù nhân do Trụ Vương phát minh ra. Ngoài việc để tra tấn tù binh, dụng cụ này còn khiến các tù nhân khiếp sợ vì có thể khiến da thịt cháy xém chỉ trong một tích tắc.
Về sau, dụng cụ tra tấn này dần phát triển trở thành một công cụ để ủi quần áo. Loại dụng cụ sớm nhất được tìm thấy cho đến nay có thể có niên đại từ năm 400 đến năm 250 trước Công nguyên, gần như thời Chiến Quốc.
Vào thời nhà Hán, bàn là xuất hiện trong đời sống của giới quý tộc, hoàng cung. Cách sử dụng là cho than vào chậu sắt, giữ tay cầm ở phía trên, dùng đáy chậu để ủi quần áo. Cách làm này rất phổ biến trong giới quý tộc, quan lại. Món đồ này giúp là phẳng quần áo hết nhăn, trang phục trở nên tươm tất hơn khi diện kiến quan khách.
Sau thời nhà Ngụy và nhà Tấn, việc sử dụng bàn là trở nên phổ biến hơn. Thậm chí, nhiều nhà thơ còn miêu tả cảnh phụ nữ sử dụng bàn là để ủi phẳng quần áo.
Cho đến thời nhà Tống và nhà Nguyên, hình dáng của bàn ủi bắt đầu tiệm cận với hình cánh cung như ngày nay. Chức năng của nó không còn giới hạn ở việc ủi quần áo nữa mà còn có thể dùng để ủi giấy,....
Ngoài ra, bàn là cũng được mở rộng để tượng trưng cho lòng trung thành của quân lính đối với triều định. Theo "Tùy thư lý hồn truyện", Lý Mục thời Bắc Chu ủng hộ Dương Kiên khởi binh. Để thể hiện lòng trung thành, ông đã yêu cầu con trai mang một chiếc bàn ủi đến cho Dương Kiên, nhằm tượng trưng cho khả năng bình thiên hạ của Dương Kiên cũng để thể hiện lòng trung thành của một vị tướng.
Về sau, những chiếc bàn là được cải tiến dần và tiệm cận với hình dáng như ngày nay.
Ảnh: Tổng hợp Internet.