Những đoạn clip ghi lại quá trình nặn mụn luôn thu hút sự chú ý của rất nhiều người dẫu trông chúng khá ghê. Mụn vốn dĩ ai cũng từng có ít nhất một vài lần trong đời, thế nhưng vẫn không ai hiểu lý do cảnh nặn mụn rùng mình lại gây “thương nhớ”?
Theo giáo sư tâm lý học Jeffrey Goldstein đến từ Đại học Utrecht (Hà Lan), clip nặn mụn kích thích sự phấn khích, tò mò của con người. Đây là bản năng ai cũng có trong người, chúng ta thường bị chú ý tới những cảnh tác động mạnh mẽ tới thị giác và cảm xúc, ví dụ như sợ hãi, ám ảnh và nặn mụn là một trong số đó.
Dẫu clip nặn mụn khá đáng sợ nhưng lại kích thích sự tò mò. Khi con người xem clip nặn mụn, cơ thể sẽ tiết ra phản ứng như tim hơi thở gấp, đập nhanh, đầu óc tập trung cao độ, cơ bắp căng cứng... Não bộ sau đó nhận thức rằng nặn mụn vốn không gây nguy hiểm, mụn đều ở trên mặt người khác thì sẽ lập tức chuyển đổi cảm giác.
Các chuỗi cảm giác não bộ sinh ra, từ tò mò đến sợ hãi rồi an tâm, hưng phấn, thỏa mãn sẽ lần lượt diễn ra cho đến khi quá trình nặn mụn hoàn tất. Sau khi sự tò mò được hóa giải, cơ thể tự nhiên rơi vào khoảng trạng thái thư giãn và thoải mái.
Cơ thể lúc này sẽ tiết ra một loại hormone đặc biệt có tên oxytocin mang lại cảm giác thoải mái, hả hê. Giáo sư Jeffrey Goldstein miêu tả oxytocin sinh ra tương tự cảm giác thành công "tiêu diệt" được kẻ thù của mình. Các video ASMR cũng được đặt tên theo một loại phản ứng cơ thể tên ASMR (Phản ứng cực khoái độc lập).
Cảm giác xem clip nặn mụn tương tự cảm giác khi xem một bộ phim kinh dị. Vừa sợ hãi, nhưng cũng tò mò không biết kết cục phim sẽ thế nào, thu hút và giữ chân người xem đến cuối cùng.