Tin mới

Ăn 3 bữa một ngày có gây hại cho sức khoẻ?

Thứ sáu, 13/03/2015, 09:10 (GMT+7)

Ăn ba bữa một ngày đã là một phần thói quen của tất cả chúng ta nhưng bây giờ các chuyên gia lại cảnh báo chế độ ăn ba bữa: sáng, trưa và tối có thể gây tổn hại sức cho sức khỏe.

 

Ăn ba bữa một ngày đã là một phần thói quen của tất cả chúng ta nhưng bây giờ các chuyên gia lại cảnh báo chế độ ăn ba bữa: sáng, trưa và tối có thể gây tổn hại sức cho sức khỏe.

Theo một báo cáo đăng trên trang web Mother Jones, trong thực tế không có bằng chứng cho việc ăn đủ 3 bữa/ngày là có lợi cho nhu cầu năng lượng của cơ thể. Trong khi đó, ăn ít bữa hơn và thỉnh thoảng kiêng ăn mới thực sự có lợi hơn cho sức khỏe so với việc khư khư áp dụng mô hình ăn uống cứng nhắc như hiện tại.

Qua nghiên cứu cho thấy, không hề có bằng chứng rằng 1 người ăn 3 bữa/ngày sẽ khỏe mạnh hơn người ăn theo hình thức khác, ví dụ như 6 hoặc 9 bữa một ngày.

         

Không có bằng chứng cho thấy việc ăn 3 bữa/ngày tốt hơn cho sức khỏe so với 6 hay 9 bữa/ngày.

Nhà sử học Abigail Carroll, trong một cuộc phỏng vấn đã trả lời nhà báo Kiera Butler rằng mô hình ăn uống hiện nay (3 bữa/ngày) là sản phẩm văn hóa mà cư dân châu Âu áp lên người châu Mỹ bản địa. Bà Carroll cho biết những người định cư đầu tiên đến đã ăn chế độ 3 bữa và cho rằng nó “văn minh” hơn so với cách ăn của người bản xứ - những người này ăn theo chế độ khác nhau từng mùa và đôi khi kiêng ăn.

Ăn theo mô hình 3 bữa cứ thế không minh bạch được lịch sử công nhận, trong khi thực tế không hề có bằng chứng cho nhận định này.

Ví dụ: Bữa sáng luôn được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày chủ yếu nhờ công của những chiến dịch tuyên truyền quảng cáo của các công ty ngũ cốc và nước quả ép. Chứ nhiều nơi (như Trung Quốc chẳng hạn), người ta vẫn áp dụng chế độ ăn nhẹ và thanh đạm (họ thường ăn cháo) vào buổi sáng. Ngay trong tiếng Anh thì từ “breakfast” cũng có nghĩa là ăn nhẹ và ít.

Theo một nghiên cứu năm 2014 của Đại học Bath thì một người có ăn sáng hay không thật ra không có ảnh hưởng đến tổng số calo mà họ tiêu thụ trong ngày. Những người ăn sáng sẽ đốt cháy nhiều calo hơn so với những người bỏ qua nó, nhưng sau đó họ (người không ăn sáng) sẽ bị đốt cháy thêm calo trong ngày, có nghĩa là mức tiêu thụ calo của cả hai là như nhau.

             

Những nghiên cứu mới cho thấy việc thỉnh thoảng bỏ bữa và kiêng ăn trong thời gian ngắn mới có lợi cho sức khỏe, giúp Giảm cân và có hệ miễn dịch tốt hơn.

Nghiên cứu của trường đại học Alabama cũng cho kết quả tương tự: Ăn bữa ăn sáng hay không, không hề có sự khác biệt cho những người đang ăn kiêng để giảm cân.

Hồi năm ngoái, MailOnline công bố kết quả của một nghiên cứu khoa học đăng trên tạp chí Cell Metabolism cho thấy: Chỉ ăn số bữa theo khung thời gian 8 giờ mỗi ngày có thể giúp con người giảm cân.

Chuột thí nghiệm được cho ăn một chế độ ăn giàu chất béo trong khung thời gian 8 giờ/ngày (một bữa lúc 9 giờ sáng và bữa kia lúc 5 giờ chiều) – tất cả chúng đều khỏe mạnh hơn và gầy hơn so với những con khác cùng ăn số lượng thức ăn như vậy nhưng chia nhiều bữa hơn trong ngày.

Những con chuột bị béo phì được cho ăn theo chế độ 2 bữa/ngày này (với khoảng cách giữa 2 bữa tăng thành 9 giờ) thậm chí còn giảm được 15% thể trọng trong vài ngày mặc dù vẫn giữ lượng calo nạp vào cơ thể như cũ.

Năm ngoái, nghiên cứu của trường đại học Warwick cho thấy việc ăn ít – bị những những người định cư Châu Âu coi là "thiếu văn minh" lại thực sự khiến con người sống khỏe mạnh hơn.

Những người ủng hộ chế độ ăn uống 5:2 (chỉ tiêu thụ lượng thức ăn tương đương 500 calo trong 2 ngày mỗi tuần, những ngày khác vẫn giữ mức bình thường) cho rằng chế độ này khiến họ giảm cân, kéo dài tuổi thọ và làm giảm huyết áp.

Đại học Nam California cũng công bố nghiên cứu cho thấy bớt ăn (chỉ giữ mức tồn tại tối thiểu) từ 2-4 ngày mỗi 6 tháng sẽ buộc cơ thể người mở ra chế độ tồn tại của nó, bằng cách sử dụng “kho” chất béo, đường và đào thải những tế bào cũ vô dụng (tiết kiệm năng lượng).

Các chuyên gia cho biết, điều này còn giúp toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể được tái tạo lại, khiến nó được bảo vệ tốt hơn để chống lại sự nhiễm trùng và bệnh tật.

Tuy nhiên mọi sự cần có sự thích ứng dần dần. Nếu cơ thể bạn đã quá quen với chế độ ăn hiện tại, vậy sự thay đổi đột ngột có thể mang lại những phản ứng tiêu cực nhất là những người bị bệnh huyết áp thấp, tim mạch… Hãy để cơ thể bạn từ từ quen với nó rồi bạn sẽ thấy thật thoải mái và khỏe mạnh.

Tại sao việc bỏ bớt bữa ăn lại tốt cho sức khỏe?

Kiêng ăn (ít đến tối thiểu) trong một thời gian ngắn có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe của bạn, các chuyên gia khẳng định.

Một nghiên cứu cho thấy rằng kiêng ăn từ 2-4 ngày giúp đỡ để khởi động hệ thống miễn dịch, đặc biệt là nếu nó đã bị hư hại do lão hóa hoặc sau quá trình điều trị bệnh ung thư. Bởi nó khuyến khích cơ thể chúng ta thay thế các tế bào cũ và bị lỗi, các nhà nghiên cứu của Mỹ cho biết.

Valter Longo, một chuyên gia nghiên cứu về tuổi thọ của con người tại Đại học Nam California, cho biết: "Khi bạn đói, các hệ thống trong cơ thể sẽ cố gắng để tiết kiệm năng lượng, và một trong những cách tiết kiệm của nó là tái chế lại rất nhiều các tế bào miễn dịch không cần thiết, đặc biệt là ở những người có nhiều tế bào hỏng vì lão hóa hoặc do tác động bên ngoài"

Khi cơ thể bị buộc khởi động chế độ tồn tại, trong quá trình sử dụng “kho” chất béo, đường và đào thải các tế bào cũ vô dụng để tiết kiệm năng lượng, nó còn “gửi” tín hiệu cảnh báo cho các tế bào gốc (trong tủy sống) để tái tạo và xây dựng lại “toàn bộ hệ thống ".


Xem video: Ăn 3 bữa/ngày có gây hại cho sức khoẻ

 

 

Minh Minh (Theo Daily Mail)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news