Tin mới

Ăn sáng bằng "nước ngọt", bé 12 tuổi nặng 80kg mắc phải bệnh dịch thế kỷ rất nguy hiểm

Chủ nhật, 24/06/2018, 09:04 (GMT+7)

Theo các chuyên gia y tế cảnh báo, đường gây nghiện và là một trong những thủ phạm gây ra nhiều bệnh tật cho sức khoẻ con người.

Theo các chuyên gia y tế cảnh báo, đường gây nghiện và là một trong những thủ phạm gây ra nhiều bệnh tật cho sức khoẻ con người.

Đường dễ gây nghiện

Một chuyên gia thần kinh của Mỹ nhận định rằng, đường là một thứ tội lỗi ngọt ngào, hấp dẫn lôi cuốn người khác đến sự tiêu tốn tiền bạc cho việc mua đồ ăn, thuốc Giảm cân hay cho những căn bệnh mà thừa cân, béo phì và tiểu đường gây ra.

Những nghiên cứu trên người và chuột đều chỉ ra rằng, việc tiêu thụ nhiều đường và đồ ngọt đều giống như một loại chất gây nghiện tác động vào não bộ con người. Thậm chí chúng còn nguy hiểm hơn hơn cocain vì là một thứ đồ vô cùng hợp pháp và được coi là nhu yếu phẩm của con người.

Tại Hội thảo "Công bố các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới về kiểm soát tiêu thụ để phòng, chống ", TS Trương Đình Bắc - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế cho biết, chế độ dinh dưỡng không hợp lý với nhiều muối và sản phẩm có đường, chất béo bão hòa, ăn ít rau và trái cây, thiếu hoạt động thể lực là những yếu tố làm tăng các bệnh không lây nhiễm hiện nay.

Ăn sáng bằng nước ngọt, bé 12 tuổi nặng 80kg mắc phải bệnh dịch thế kỷ rất nguy hiểm - Ảnh 1.

Thói quen tiêu thụ đồ uống có đường làm gia tăng bệnh không lây nhiễm

Trong đó, mức tiêu thụ đồ uống có đường đang ngày càng gia tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Đồ uống có đường được sản xuất ở qui mô công nghiệp với nhiều sản phẩm đa dạng và được trẻ em yêu thích. Đồ uống có đường có thể mang lại cảm giác sảng khoái, ăn ngon miệng hơn và ăn được nhiều hơn, nhất là các đồ nướng, rán và nó gây nghiện.

Theo báo cáo tỷ lệ sử dụng đồ uống có đường ở Việt Nam ở mức báo động, hiện mức tiêu thụ tang 7 lần trong 15 năm 2002 ở 6 lít thì năm 2016 là 44 lít người/năm khiến tỷ lệ báo phì tăng 70 % trong 15 năm. Người trưởng thành thừa cân béo phì chiếm 25 % đây là một con số đáng báo động về gánh nặng các bệnh như tim mạch, tiểu đường type 2, …

Mỗi người Việt Nam tiêu thụ 46,5 gram đường tự do/ngày cao gấp đôi so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới. Ví dụ 1 học sinh năng lương 2000 kalo thì cần 25 gram đường/ngày nhưng nếu sử dụng 1 lon nước ngọt thì đã cung cấp tới 36 gram đường tự do mỗi ngày cao quá khuyến nghị.

Trong khi đó, tại Việt Nam dù là một đứa trẻ sơ sinh đã phải "cõng" 46 lít nước ngọt. Đây là thủ phạm chứa đường được dung nạp vào cơ thể nhiều nhất.

Đường huỷ hoại cơ thể như thế nào?

PGS Tạ Văn Bình – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, ông đang điều trị cho một cháu bé 12 tuổi đã béo phì nặng hơn 80kg và hàng ngày tiền bố mẹ cho cháu ăn sáng đều đổi thành lon nước ngọt. Cháu đang theo dõi đường huyết và ở giai đoạn tiền đái tháo đường type 2.

Ngoài ra, PGS Bình cho biết tỷ lệ đái tháo đường type 2 đang trẻ hoá cũng có sự góp mặt của đường và các loại đồ uống có đường.

Ăn sáng bằng

Đường vị ngọt nhưng có thể gây chết người. Đường đã được chứng minh là "thủ phạm" gây ra hàng loạt bệnh béo phì, tim mạch, sâu răng, gút, hệ thống sinh sản. Đồ uống có đường làm gia tăng 83 % đái tháo đường type 2.

Theo TS Bắc nếu người nào đó 1 ngày uống 1 lon nước ngọt thì có nguy cơ mắc đái tháo đường lên tới 83 % so với những người 1 tháng chỉ uống 1 lon. Đây là kết quả một nghiên cứu được thực hiện trên 91 nghìn phụ nữ.

Ngoài ra, những người ăn nhiều đường có nhiều hơn nhất là ung thư vú và ung thư đại trực tràng. Điều này do thực tế insulin là điều quan trọng trong quá trình phân chia tế bào mà đường lại làm insulin tăng cao bất thường.

Đường còn tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong miệng khiến hỏng răng. Đường cũng khiến cơ thể hình thành những mô mỡ trắng thường tích tụ ở bụng và làm tăng nguy cơ mắc , đây là căn bệnh gây 33 % số ca tử vong hàng năm.

Đường không có khoáng chất, không có protein, không có chất xơ gây nên các bệnh đặc biệt là bệnh không lây nhiễm.

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, lượng đường tự do (bao gồm các loại đường đôi, đường đơn được bổ sung vào thực phẩm và đồ uống hoặc đường tự nhiên có trong mật ong, xi - rô, nước ép trái cây, nước trái cây cô đặc...) trong chế độ ăn của mỗi người chỉ nên chiếm không quá 10% và nên giảm xuống 5% năng lượng trong một ngày (tương đương khoảng 25g đường tự do hoặc khoảng 6 muỗng cà phê) để có lợi cho sức khỏe...

Ngọc Anh

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news