Tin mới

Bé trai 5 tuổi bị 150 con giun làm tắc ruột

Thứ năm, 04/12/2014, 10:00 (GMT+7)

Bệnh nhân là một bé trai 5 tuổi trú tại xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình). Bệnh nhân được người nhà đưa đến bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam Cu Ba (Đồng Hới) trong tình trạng đua bụng dữ dội, nôn mửa. Nguyên nhân là do 150 con giun ký sinh trong ruột bệnh nhân.

Bệnh nhân là một bé trai 5 tuổi trú tại xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình). Bệnh nhân được người nhà đưa đến bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam Cu Ba (Đồng Hới) trong tình trạng đua bụng dữ dội, nôn mửa. Nguyên nhân là do 150 con giun ký sinh trong ruột bệnh nhân.

Sau khi được cấp cứu và tiến hành các xét nghiệm, các bác sĩ đã phát hiện một búi giun to ước tính khoảng 150 con trong bụng cháu bé, dẫn đến tình trạng tắc ruột và đau bụng ở bệnh nhân.

Mẹ bé cho biết vì hoàn cảnh gia đình và nhận thức hạn chế nên từ khi sinh ra đến nay cháu chưa được đi khám, tẩy giun lần nào.

Người nhà cháu bé cho biết do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nên từ lúc sinh ra đến giờ, cháu chwua được đi khám và tẩy giun lần nào.

                     

Mẹ cháu bé cho biết từ khi sinh ra đến nay cháu chưa được tẩy giun lần nào

Tiến sĩ Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng trung ương cho biết, nhiễm giun đường ruột cho đến nay vẫn bị xếp vào nhóm bệnh nhiệt đới ít được quan tâm do các triệu chứng, biểu hiện không rầm rộ như nhiều bệnh truyền nhiễm cấp tính hay các nguy cơ khác, nên chưa được cộng đồng quan tâm đúng mức. Các tác hại của nhiễm giun phụ thuộc vào các yếu tố như số lượng giun, thời gian nhiễm lâu hay mới, cơ quan nhiễm, sức đề kháng của người bị nhiễm, tình trạng dinh dưỡng của cơ thể.

Giun có thể bị nhiễm qua đường ăn uống, do ăn thức ăn không sạch, chưa chín kỹ, uống nước chưa đun sôi, ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch, qua bàn tay bẩn, qua nguồn nước không vệ sinh, qua sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất và qua cả nguồn không khí bị ô nhiễm, trẻ có thể bị nhiễm giun khi đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn không rửa tay sau khi đi đại tiện.

Khoảng 20-50% người Việt có thể bị nhiễm giun, đa phần là trẻ em, học sinh. Với tỷ lệ này, Việt Nam hiện là nước có số người nhiễm giun đường ruột cao ở châu Á, theo Tổ chức Y tế thế giới. Ước tính hàng năm người dân Việt Nam tiêu tốn 1,5 triệu lít máu và 15 tấn lương thực để nuôi giun. Tình trạng môi trường sống ô nhiễm cùng với kiến thức vệ sinh hạn chế nên người dân Việt Nam, đặc biệt là trẻ em dễ trở thành đối tượng của các bệnh lý nguy hiểm do nhiễm giun lâu dài.

Biện pháp để phòng ngừa giun sán là giữ gìn vệ sinh ăn uống, ăn chín uống sôi và tẩy giun theo định kỳ là cách tốt nhất.

Thoa Nguyễn

Theo Nguoiduatin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news