Tin mới

Bị 1 vết xước nhỏ, 8 ngày sau người đàn ông hoại tử 2 ngón tay đen xì, cận kề cửa tử

Thứ tư, 27/06/2018, 16:43 (GMT+7)

Ông P. mua thuốc uống nhưng đến ngày thứ 8 thì xuất hiện hiện tượng khó nhai, hàm cứng, khó nuốt. Ngón tay bị xước uốn ván xâm nhập đã bị hoại tử đen thui.

Ông P. mua thuốc uống nhưng đến ngày thứ 8 thì xuất hiện hiện tượng khó nhai, hàm cứng, khó nuốt. Ngón tay bị xước uốn ván xâm nhập đã bị hoại tử đen thui.

Nằm viện cả tháng chỉ vì một vết xước nhỏ

Ông Nguyễn Văn P. 55 tuổi, Thái Bình được cấp cứu tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương do bị vi khuẩn uốn ván tấn công. Theo người nhà ông P. cách đây 10 ngày ông có làm thức ăn và trong lúc đó bị dao cứa vào tay. Vết đứt tay nhỏ, chảy ít máu. Ông P. chủ quan không tiêm phòng uốn ván.

Vài ngày sau, vết đứt tay vài ngày vết đứt sưng lên. Ông P. mua thuốc uống nhưng đến ngày thứ 8 thì xuất hiện hiện tượng khó nhai, hàm cứng, khó nuốt.

Ông được gia đình đưa đi khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, tại đây bác sĩ chẩn đoán nhiễm uốn ván và chuyển lên tuyến trên điều trị vì trực khuẩn uốn ván. Ngón tay bị xước uốn ván xâm nhập đã bị hoại tử đen thui.

Bị 1 vết xước nhỏ, 8 ngày sau người đàn ông hoại tử 2 ngón tay đen xì, cận kề cửa tử - Ảnh 1.

Trực khuẩn uốn ván dễ tấn công qua các vết thương hở

Trường hợp của ông Phạm Văn Th. 61 tuổi, trú tại Tiên Lãng, Hải Phòng cũng bị uốn ván phải thở máy. Ông Th bị ngã xe máy và có vết thương nhỏ ở chân. Ông nghĩ đơn giản về nhà chỉ rửa nước muối vài ngày sau vết thương sưng tấy, tay chân, cơ hàm co cứng lại.

Ông được gia đình đưa vào bệnh viện và chẩn đoán uốn ván nên chuyển lên Hà Nội điều trị. Mất hơn 1 tháng ông mới được ra viện và chi phí điều trị tốn kém vì phải dùng cả tháng trời cùng với các biện pháp kỹ thuật khác.

Tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, mỗi năm Khoa tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân nhiễm trùng uốn ván, hầu hết đều do chủ quan vết thương hở "chẳng ăn nhằm gì". Đến khi bệnh nhân có biểu hiện đau cổ, gáy, cứng hàm, co giật… gia đình mới vội vàng đưa vào viện cấp cứu.

Bệnh nhân mắc uốn ván phổ biến nhất là nam giới và người lao động chân tay, do đặc thù công việc tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lao động cao nhưng lại không được tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ.

Hầu hết các trường hợp nhập viện đều bị các vết thương do tai nạn sinh hoạt (cành tre đâm bàn chân, tay; vết thương do mảnh sành, gạch, ngói, đinh, vít), sau đó họ tự xử trí bằng rửa nước và băng bó, không tiêm phòng uốn ván.

Khó nhận biết dấu hiệu

Theo Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà – Nguyên PGĐ Bệnh viện Nhiệt đới trung ương, bệnh uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỉ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Khi mắc bệnh uốn ván tỷ lệ tử vong rất cao 25 – 90% . Đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tử vong trên 95%.

Thạc sĩ Hà cho biết, vi trùng uốn ván có ở mọi nơi chứ không phải ở những nơi bẩn, phân trâu, phân bò như người ta nghĩ và khi có vết thương hở, uốn ván sẽ tấn công vào cơ thể.

Bị 1 vết xước nhỏ, 8 ngày sau người đàn ông hoại tử 2 ngón tay đen xì, cận kề cửa tử - Ảnh 2.

Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà

Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu. Đặc biệt, uốn ván nguy hiểm do tấn công vào các bản vận động thần kinh – cơ, làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và trên nền cứng đó xuất hiện các cơn co giật.

Thời kỳ ủ bệnh khoảng 4 – 21 ngày. Bệnh nhân thường tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim.

Bệnh uốn ván thường hay gặp ở người lớn còn trẻ nhỏ đã được tiêm vắc xin phòng uốn ván nên ít bị hơn. Tuy nhiên, bác sĩ Hà cho biết kháng thể uốn ván chỉ tồn tại được khoảng 10 năm nên sau 10 năm phải nhắc lại một lần để có hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

Khi có các vết thương hở, cần tiêm phòng uốn ván nếu không tiêm phòng phải theo dõi vết thương sưng tấy.

"Rất khó để có thể nhận biết dấu hiệu sớm của uốn ván. Dấu hiệu điển hình là tăng trương lực cơ và co cứng toàn thân. Lúc đầu tăng trương lực cơ ở các cơ nhai, nuốt khó và cứng hay đau các cơ cổ, vai, lưng, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị" – Thạc sĩ Hà nhấn mạnh.

Một số trường hợp khác có dấu hiệu bị tăng trương lực gây ra cứng bụng và cứng các cơ ở gốc chi; do co cứng liên tục các cơ mặt, vẻ mặt nhăn nhó hay kiểu cười khẩy, cười nhăn, co cứng cơ lưng tạo ra một tư thế lưng cong ưỡn lưng.

Ở một số bệnh nhân xuất hiện các cơn co cứng toàn thân kịch phát, với cường độ mạnh, những cơn đau làm cho bệnh nhân xanh tím và đe dọa ngừng thở. Các cơn này có thể lặp đi lặp lại, có thể là tự phát hoặc do kích thích dù là rất nhẹ.

Trường hợp bệnh nhân nhẹ hơn biểu hiện cứng cơ và có một vài cơn co cứng hoặc không có cơn co cứng nào. Thể vừa có dấu hiệu cứng hàm, khó nuốt, cứng cơ và các cơn co cứng.

Trường hợp nặng, bệnh nhân bị nhiều cơn kịch phát, có thể bị sốt (phần lớn không sốt). Các phản xạ gân sâu tăng. Nuốt khó hoặc chướng bụng làm cho bệnh nhân ăn uống khó khăn.

Theo thạc sĩ Hà, hiện nay điều trị uốn ván đã tốt hơn giúp tỷ lệ tử vong giảm nhưng người bệnh vẫn gặp khó khăn do điều trị lâu dài cả tháng. Hơn nữa, thuốc đặc hiệu uốn ván hiện nay nước ta không mua được mà chỉ sử dụng được một số thuốc khác thay thế hiệu quả kém hơn.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news