Cảm lạnh là chứng bệnh phổ biến mỗi khi giao mùa. Ảnh: Getty
Hầu hết chúng ta đều từng bị ốm do nhiễm virus khi nhiệt độ bắt đầu giảm. Đau họng, ho, sổ mũi, run rẩy, đau đầu chính là những dấu hiệu bệnh phổ biến. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn đối phó với tình trạng cảm, cúm khi sắp sang mùa đông.
Rửa tay bằng xà phòng
Bạn có thể bị cảm lạnh do hít phải những giọt mầm bệnh mà người bị bệnh bắn ra do ho, hắt hơi, hít thở. Nhưng bạn cũng có thể bị bệnh từ chính đôi tay chạm vào nắm cửa hoặc tay vịn, xe đẩy. Một số loại virus có thể tồn tại trên tay bạn đến một giờ, vì vậy, hãy cố gắng rửa tay thật thường xuyên và rửa thật kỹ bằng xà phòng, đừng chỉ dùng nước thường.
WHO khuyến nghị việc rửa tay bằng xà phòng 20 giây là khoảng thời gian giúp bạn tái sinh. Vì vậy, hãy rửa tay thật kỹ, rửa lòng bàn tay, mu bàn tay, các kẽ ngón tay, dưới móng tay. Lau khô tay bằng khăn giấy sau đó dùng khăn tắt vòi.
Rửa tay bằng xà phòng là cách phòng bệnh mùa lạnh chủ yếu. Ảnh: Getty
Đừng chạm vào mặt
Khi bạn không thể rửa tay thường xuyên thì đừng chạm vào mặt. Virus lạnh có thể xâm nhập vào cơ thể qua miệng, mắt hoặc mũi của bạn.
Nếu bạn có thói quen cắn móng tay thì hãy sử dụng nước đánh bóng có vị đắng để giúp loại bỏ thói quen này.
Giặt đồ bằng nước nóng
Virus cúm và cảm lạnh tồn tại trên vải. Nếu ai đó trong nhà bạn bị bệnh thì các nhà vi trùng học khuyên bạn nên bỏ qua tùy chọn thân thiện với môi trường trên máy giặt khi giặt quần áo, ga trải giường, khăn tắm của họ. Nhiệt độ nước giặt lúc này không đủ cao. Thay vào đó, hãy chọn mức nhiệt 60 độ. Sử dụng sây nóng khi giặt sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn.
Dùng nhóm thảo mộc echinacea
Nhóm thảo mộc này được chứng minh là ngăn ngừa các triệu chứng của cảm lạnh. Vào năm 2012, 755 người đã tham gia vào cuộc thử nghiệm lớn nhất và dài nhất do Trung tâm Cảm lạnh Thông thường tại Cardiff thực hiện. Đây là cuộc thử nghiệm đối với tác dụng ngăn ngừa bệnh của echinacea trong thời gian 4 tháng.
Tiến sĩ Walton cho biết sự phát triển của cảm lạnh tái phát cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng giảm 59%. Ông nói thêm rằng những loại thuốc thảo dược chứa tất cả các bộ phận của cây này đều có tác dụng phòng bệnh tốt.
Trang bị đồ bảo hộ khi ra ngoài
Dùng khăn che mặt và mũi khi đi ra ngoài trong thời tiết lạnh. Một nghiên cứu của ĐH Yale chỉ ra rằng virus phát triển tốt hơn trong môi trường mát mẻ tự nhiên của mũi thay vì bên trong cơ thể ấm áp bởi phản ứng miễn dịch không hoạt động tốt khi trời lạnh.
Vì vậy, giữ ấm đường mũi có nghĩa là khiến virus không nhân lên dễ dàng.
Che kín, đặc biệt là vùng cổ có thẻ giúp bạn tránh được cảm lạnh. Ảnh: Getty
Súc miệng bằng nước muối
Những người mắc các triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh đã rửa trôi chất nhầy ở mũi và miệng bằng nước muối đun sôi để nguội. Việc này làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh trong 2 ngày, theo các nhà nghiên cứu tại Edinburgh.
Họ cũng ít phải dùng thuốc. Người ta cho rằng muối biển có thể tăng cường khả năng phòng virus của cơ thể.
Giữ ấm chân
Nghiên cứu đã chỉ ra đôi chân của chúng bị lạnh thì các mạch máu trong mũi sẽ co lại. Lưu lượng máu đến mũi ít hơn đồng nghĩa với việc các tế bào bạch cầu chống lại lạnh sẽ đến đó ít hơn. Do đó, bất cứ sự nhiễm trùng nào cũng có khả năng được giữ lại.
Hãy mang tất có ít nhất 60% thành phần là len để giữ cho đôi chân luôn ấm áp.
Nghiên cứu chỉ ra nếu chân bị lạnh thì các mạch máu ở mũi bị co lại. Ảnh: Getty
Tập thể dục
Một nghiên cứu trên tạp chí Sports Medicine của Anh chỉ ra rằng những người tập thể dục thường xuyên sẽ giảm một nửa nguy cơ bị cảm lạnh.
Hãy cố gắng tập luyện ít nhất 150 phút những hoạt động thể dục nhịp điệu vừa phải mỗi tuần, chẳng hạn như đi bộ nhanh.
Giữ văn phòng sạch sẽ
Theo một nghiên cứu, gần một nửa số bàn, chuột máy tính và điện thoại văn phòng chứa virus cảm lạnh.
Ngồi chung bàn khiến bạn có nguy cơ nhiễm trùng cao gấp 5 lần so với dùng bàn riêng. Hãy dùng gói khăn giấy thân thiện với môi trường trong túi để làm sạch chỗ ngồi làm việc của bạn.
Đừng căng thẳng
Một thí nghiệm cho thấy ở những người bị cảm lạnh, người bị căng thẳng thường có khả năng chống chọi bệnh kém hơn những người thư giãn.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng những tế bào trong hệ thống miễn dịch căng thẳng thường hấp dẫn bệnh tật. Nếu bạn bị căng thẳng, hãy thử tập yoga hoặc thiền.
Đừng để thiếu hụt vitamin D
Việc bổ sung vitamin D có thể giúp giảm nguy cơ cảm lạnh ở những người bị thiếu hụt. Chúng ta nên bổ sung vitamin D hàng ngày vào mùa thu và mùa đông để bảo vệ cơ bắp, xương.
Hòa đồng hơn
Ngồi nhà một mình dường như là cách tốt nhất để tránh bị cảm lạnh. Nhưng các nhà nghiên cứu đại học tại Pennsylvania đã phát hiện ra những người hòa đồng hơn thì có khả năng miễn dịch tốt hơn do họ giao thiệp với những người khác.