Trước thông tin cho rằng khán giả không liên quan cũng đến đền thờ Tổ nghề sân khấu xin "lộc" và "giới nghệ sĩ ngày càng đồng bóng", Danh hài Hoài Linh đã bức xúc lên tiếng cho rằng đây là suy nghĩ “non nớt, cần học thêm và tìm hiểu thêm về Tổ nghề”.
NSƯT Hoài Linh tạm ngưng công việc để chuẩn bị cho lễ giỗ Tổ lần 2 tại đền thờ do anh gây dựng. Ảnh: FB |
Để tỏ lòng biết ơn khi Tổ nghề sân khấu đã giúp nghệ sĩ đến gần hơn với khán giản, rất nhiều người đã quyết tâm xây dựng nơi thờ cúng khang trang hoành tráng để có nơi đón tiếp các nghệ sĩ mỗi dịp giỗ Tổ. Tại Việt Nam có 2 nhà thờ Tổ nghề lớn là của Hoài Linh và Vượng Râu.
NSƯT Hoài Linh dặn dò mọi người "đền thờ này là của chung, không phải của mình em" để khuyến khích người dân đến cúng Tổ. Danh hài chia làm 3 gian chính, gian giữa thờ Tổ, gian phải thờ các nghệ sĩ cải lương, gian trái là dành để cảm ơn khán giả. |
Hàng năm cứ đến ngày giỗ Tổ nghề sân khấu, rất nhiều anh chị em nghệ sĩ lại cùng nhau hội ngộ tại nhà thờ của 2 nghệ sĩ hài để dâng hương.
Tuy nhiên, sau đợt giỗ Tổ nghề vừa qua, chứng kiến cảnh ngày giỗ Tổ sân khấu không liên quan đến “lộc” người dân xin nhưng lại khiến hàng nghìn người từ khắp nơi đến nhà thờ tổ để lễ khấn khiến một trang báo đã có ý kiến phê bình về tình trạng “loạn nhà thờ tổ”.
Tác giả bài báo đặt ra câu hỏi phải chăng các nghệ sĩ "ngày càng đồng bóng", mạnh ai nấy xây nhà thờ. Bắc có nhà thờ tổ nghiệp do Vượng Râu xây dựng, Nam có nghệ sĩ Hoài Linh.
“Việc hàng nghìn người đến nhà thờ Tổ của Hoài linh phải chăng cũng là sự loạn lễ hội? Giỗ tổ cần thiết nhưng hình như mọi sự đang đi quá đà”, tác giả viết.
Sau khi đọc thông tin này, danh hài Hoài Linh cho rằng đây là suy nghĩ “non nớt, cần học thêm và tìm hiểu thêm về Tổ nghề”. “Thế nào là loạn đền thờ tổ? Nghề nào cũng phải có người khai sinh ra lâu đời và là người đầu tiên thì xem như là Tổ nghề", nghệ sĩ đa tài khẳng định.
"Nghề nào cũng phải có người khai sinh ra lâu đời và là người đầu tiên thì xem như là Tổ nghề. Nghề của nghệ sĩ chúng tôi không phải chỉ thờ Tổ sân khấu mà còn thờ "Thập Nhị Công Nghệ, Tiền Hiền, Hậu Hiền và cả những khán giả ân nhân của chúng tôi. Ngày giỗ Tổ của chúng tôi cũng đã được nhà nước công nhận là ngày "Truyền thống nghành sân khấu" rồi đấy.
Việc thờ Tổ nghề của chúng tôi chẳng liên quan gì đến đồng bóng. Vì trong tín ngưỡng thờ Mẫu, không thờ Tổ nghề sân khấu", danh hài chia sẻ.
Theo nghệ sĩ Hoài Linh, việc tác giả đề cập đến khán giả không liên quan gì đến Tổ sân khấu, mà vẫn đến xin lộc thì có phần thiển cận.
"Khán giả là những người trực tiếp nuôi nghệ sĩ chúng tôi, vả lại 1 năm có 1 ngày khán giả có thể gần gũi anh, em nghệ sĩ chúng tôi nhất Khán giả của chúng tôi đến không phải để xin lộc mang về, bạn nói như thế là đụng chạm hơi nhiều khán giả của chúng tôi đấy. Khán giả của chúng tôi đến để dâng hương cho những bật tiền bối quá cố của chúng tôi, mà khán giả chúng tôi ái mộ từ xưa và giao lưu với nghệ sĩ.
Tín ngưỡng mỗi nghề mỗi khác, quan trọng là chúng tôi nhớ đến những bậc khai sáng nghề nghiệp. Đó là sự thể hiện truyền thống "Tôn Sư, Trọng Đạo, Uống Nước Nhớ Nguồn " của người Việt Nam từ bao đời nay", NSƯT Hoài Linh nêu quan điểm.
Đức Hòa (tổng hợp)