Thông tin mới nhất trên báo Vietnamnet và Vnexpress cho hay trong phiên giải trình về thực trạng và giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 do UB Kinh tế của Quốc hội tổ chức diễn ra vào sáng nay, Phó chủ nhiệm UB Tài chính ngân sách Hoàng Quang Hàm đã nêu lên tình hình thực tế khi chỉ trong vòng từ năm 2011 đến nay đã có 9 lần điều chỉnh giá điện.
Tuy nhiên, theo ông Hàm 'giá điện chỉ tăng, chưa bao giờ giảm'.
Ông Hoàng Quang Hàm cũng đã đề nghị Bộ Công Thương giải trình trách nhiệm khi 'chưa nỗi lực hết mình để giám giá thành bán lẻ điện'.
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh tại phiên giải trình. Ảnh: Vnexpress
Đồng quan điểm với ông Hàm, Phó Chủ tịch Quốc hội ông Phùng Quốc Hiển cũng đã cho biết hiện giá điện vẫn chưa theo nền kinh tế thị trường.
Giải đáp những băn khoăn này, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, trong thời gian vừa qua, Bộ cũng đã muốn xây dựng giá điện theo cơ chế thị trường tuy nhiên, trong quy định của Luật giá, Nhà nước có vai trò điều tiết giá đồng thời xuất hiện thêm vấn đề hỗ trợ cho các đối tượng xã hội và người nghèo.
>>> Có thể bạn quan tâm: Chùa Kỳ Quang 2 mở niêm phong hầm chứa tro cốt sau ồn ào
'Khi thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hình thành vào năm 2024, giá điện sẽ theo thị trường và việc giá mặt hàng này "chỉ tăng, không giảm" sẽ được khắc phục', Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.
Theo đó, kế hoạch xây dựng thị trường điện cạnh tranh cũng đã được Thủ tướng phê duyệt theo 3 cấp độ, bao gồm thị trường phát điện cạnh tranh, bán buôn cạnh tranh và bán lẻ cạnh tranh.
Liên quan đến việc rút phươg án điện 1 giá trong quá trình xây dựng biểu giá bán lẻ điện, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, giải pháp này được đưa ra do vẫn còn nhiều tồn tại sau khi tiến hành nghiên cứu, đánh giá cũng như tiếp thu các ý kiến.
Theo Phó Chủ tịch Phùng Quốc Hiển, thị trường bán buôn điện vận hành từ 1/2019 mặc dù đã tạo được sự cạnh tranh để giảm phí và hạn chế độc quyền xong so với yêu cầu của thị trường vẫn chưa hợp lý.
Giá điện được cho thay đổi liên tục theo chiều hướng tăng trong suốt vài năm trở lại đây. Ảnh: Internet
'Giá mua điện chưa hấp dẫn, lợi tức đem lại thấp, khó có thể thu hút các nhà đầu tư. Nếu giá điện tính không hợp lý cả khâu mua và bán sẽ là nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh năng lượng', ông Hiển nêu thực trạng.
Theo đánh giá của ông Hiển, cơ chế giá điện hiện nay thiếu tính đột phá, chậm thay đổi và chưa có nhiều tín hiệu mang định hướng đầu tư.
Cũng trong phiên giải trình, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cũng đã nêu ra nguy cơ thiếu điện trong vòng 5 năm tới.
Theo tính toán của đơn vị này, điện thương phẩm vào năm 2025 dự kiến sẽ đạt khoảng 337,5 tỷ kWh và đạt hơn 478 tỷ kWh vào 2030.
Nhằm đảm bảo tính cung cầu cho người dân từ năm 2021, Bộ sẽ tăng cường huy động năng lượng tái tạo đồng thời sẽ phải nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc.
Theo dự kiến, tổng công suất nhập khẩu điện từ Lào sẽ ở vào khoảng 3.000 MW vào năm 2025 và xem xét tăng sản lượng nhập điện qua cấp điện áp 220 kV từ Trung Quốc.