Trị bệnh giời leo bằng bài thuốc dân gian cực hiệu quả mà nhanh lành bệnh. Nhưng trước hết bạn cần hiểu đúng về bệnh giời leo để có biện pháp chữa trị đúng.
"Giời leo" thực chất là một bệnh viêm da, nổi mụn nước cấp tính. Do loại virus có tên là varicella-zoster virus gây nên. Mảng "giời leo" có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, nhưng thường gặp nhất là ở ngực, bụng, vai, lưng, cổ, mặt và hố mắt.
"Giời leo" trong Y học hiện đại (Tây y) có tên là bệnh Zona (Herpes Zoster). Bệnh có những chứng trạng chủ yếu: Khởi đầu thấy sốt nhẹ 37,5-38oC, đau mỏi toàn thân; trên da xuất hiện mảng sung huyết, trên có những nốt phỏng nước, gây đau buốt, nóng rát như bị bỏng lửa. Lúc đầu mảng “giời leo” chỉ bằng 1-2 đồng xu, mọc kề nhau, dần dần lan thành mảng lớn. Mảng “giời leo” có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, nhưng thường gặp nhất là ở ngực, bụng, vai, lưng, cổ, mặt, hố mắt. Sau 15-20 ngày, mảng “giời leo” dịu dần, các nốt phỏng bay hết, chỉ để lại những vết thâm trên da, nói chung không để lại sẹo.
Lương y Lê Ngọc Vân, Chủ tịch Hội Đông y TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận cho biết, trong dân gian có nhiều bài thuốc chữa trị bệnh giời leo đơn giản, nhanh lành bệnh lại ít tốn kém. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh giời leo hiệu quả, đã được kiểm chứng qua thực tế:
Khi bệnh ở mức độ nhẹ, ta lấy một nắm đậu xanh hoặc lá khổ qua (mướp đắng) hay gạo nếp, nhai nhuyễn đắp lên điểm giời leo, vài ngày sau sẽ lành bệnh.
Nếu bệnh ở mức độ nặng thì sử dụng một trong các bài thuốc sau đây: trùn hổ, rau húng dũi, rau răm, mỗi thứ một ít, đốt thành than, tán mịn, sau đó hòa với dầu dừa bôi lên vùng giời leo.
Lấy mủ trong trái sung non hay mủ từ vỏ cây sung bôi lên vùng giời leo, mỗi ngày 2 lần (sáng, chiều) chừng 2 - 3 ngày là có kết quả. Hái lá trúc đào, đốt thành than, tán mịn hòa với dầu dừa bôi lên vùng giời leo 2 lần/ngày hoặc lá xương cá thêm một ít vôi tôi, vò hứng bọt trên tô nước sạch, sau đó bôi bọt lên vùng giời leo 2 lần/ngày, trong vòng 3 ngày là có kết quả.
Hoặc có thể sử dụng các bài thuốc dưới đây:
Rau sam:
Rau sam lượng thích hợp, băng phiến một chút. Rau sam giã nát vắt lấy nước, thêm chút băng phiến vào đều, bôi lên chỗ bị bệnh, ngày 3-4 lần.
Dùng rau sam 30g, ý dĩ nhân 30g, sắc nước uống.
Lá sung: Lá sung rửa sạch, hong khô, cắt nhỏ, thêm chút giấm ăn, giã nhuyễn, đắp vào chỗ bị bệnh, thuốc khô lại thay. Một kết qủa nghiên cứu lâm sàng cho thấy: điều trị 21 ca, trong 1-2 ngày đều khỏi cả.
Lá cây xấu hổ: Dùng một nắm lá cây xấu hổ, gĩa nát, đắp vào chỗ bị bệnh.
Rau dừa nước : Dùng rau dừa nước tươi, rửa sạch, gĩa vắt lấy nước cốt, trộn với bột gạo nếp đắp vào những chỗ bị bệnh.
Cỏ nhọ nồi: Cỏ nhọ nồi tươi, rửa sạch, vò nát, vắt nước bôi, ngày bôi 3-4 lần.
Mơ leo: Dùng cành lá mơ leo lượng thích hợp, gia nát, xát vào chỗ bị bệnh, ngày vài lần.
Ngoài ra, người bệnh nên chú ý về chế độ ăn uống để cơ thể được giải nhiệt
- Lúc này cơ thể bệnh nhân có sức đề kháng rất yếu nên cần bổ sung vitamin, các loại khoáng chất, chất dinh dưỡng cần thiết để nâng cao sức đề kháng chống lại virus gây bệnh.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung thêm nước chanh, nước cam tươi để tăng khả năng giải độc và hàm lượng vitamin cho cơ thể.
- Ăn các thức ăn thanh nhiệt, giải độc: Đậu xanh hầm, sâm bổ lượng, hạt sen, rau má, khổ qua…
Thoa Nguyễn
Tổng hợp/Nguoiduatin
Xem video: Cách làm xôi cốm đón thu về