Tin mới

Cách chức lãnh đạo nếu để đường ngang dân sinh xảy ra tai nạn

Thứ năm, 16/03/2017, 07:57 (GMT+7)

Trước tình trạng mở đường dân sinh rất tuỳ tiện ở nhiều nơi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng phải gắn trách nhiệm của địa phương, nơi nào để mở đường dân sinh xảy ra tai nạn, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm, thậm chí phải mất chức.

Trước tình trạng mở đường dân sinh rất tuỳ tiện ở nhiều nơi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng phải gắn trách nhiệm của địa phương, nơi nào để mở đường dân sinh xảy ra tai nạn, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm, thậm chí phải mất chức.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh tinh thần, luật khi ra đời phải giải quyết cho được bất cập, đồng thời tạo ra bước đột phá mới cho ngành Đường sắt. Ảnh: VGP

Tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự luật Đường sắt (sửa đổi) diễn ra sáng qua (15/3). Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu luật phải có một bước tiến bộ hơn nữa để giải quyết cho được những đường dân sinh trái phép. Theo Chủ tịch Quốc hội, nếu người dân có nhu cầu đi lại giữa vùng có đường sắt chạy qua thì nhà nước phải tính để có kế hoạch đầu tư; nếu đường dân sinh đã trở thành một tuyến đi không thể xóa được thì phải có giải pháp.

“Luật thì nói cấm nhưng nếu không gắn trách nhiệm và chế tài xử phạt nghiêm sẽ không thực hiện tốt được. K

hông chỉ của Bộ GTVT hay ngành đường sắt mà còn p

hải gắn trách nhiệm của địa phương, nơi nào để mở đường dân sinh xảy ra tai nạn, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm, thậm chí phải mất chức”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh tinh thần, luật khi ra đời phải giải quyết cho được bất cập, đồng thời tạo ra bước đột phá mới cho ngành Đường sắt. Đặc biệt, luật ra đời phải nghiêm, góp phần ngăn chặn tai nạn đường sắt xảy ra. Đường dân sinh là nhu cầu đi lại ở những nơi có đường sắt. Nghiêm cấm mở đường dân sinh trái phép, nhưng ở những nơi thực sự có nhu cầu thì phải đầu tư.

"Đường sắt tốc độ cao mà mở đường dân sinh trái phép như thế thì cũng như không. Luật này ra đời phải khắc phục cho được, đừng để tai nạn đường sắt thương tâm xảy ra”, Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty đường sắt Việt Nam, Vũ Anh Minh cho biết, theo thống kê đến năm 2015 có 1.498 đường ngang, 4.309 lối đi dân sinh (tăng 442 đường so với năm 2005).

Theo Tổng Công ty Đường sắt, có tới 4.211 lối đi dân sinh là đường ngang trái phép, không nằm trong quy hoạch, không có biển cảnh báo. Thực tế này dẫn đến trên 90% số vụ Tai nạn giao thông đường sắt xảy ra tại các điểm giao cắt giữa đường bộ với đường sắt, trong đó trên 80% xảy ra tại các đường ngang dân sinh bất hợp pháp.

Từ thực tế trên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa báo cáo rõ hơn về việc các đường ngang dân sinh được mở thuộc trách nhiệm cơ quan nào? Có vấn đề gì từ luật không, hay do quản lý nhà nước? Nếu do quản lý nhà nước thì trách nhiệm thuộc về ai và luật này có giải quyết dứt điểm được vấn đề này không? Bà Nga cũng cho rằng, luật này cần quy định cụ thể trách nhiệm của chủ tịch UBND các cấp về việc mở đường dân sinh và có chế tài xử lý tùy theo tính chất, mức độ từ hành chính, kỷ luật đến truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về việc này, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa cho biết, Ủy ban ATGT Quốc gia đang tập trung giải quyết, đồng thời sẽ quy rõ trách nhiệm đối với địa phương. Trong luật cũng nêu rõ trách nhiệm của Bộ GTVT, Tổng Công ty Đường sắt và chính quyền các cấp.

Đức Hòa (tổng hợp)

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news