Tin mới

Cách giải thích khoảng trống trong quá trình làm việc trên sơ yếu lý lịch

Thứ tư, 28/07/2021, 10:11 (GMT+7)

Cách giải thích khoảng trống này trên sơ yếu lý lịch và trong buổi phỏng vấn phụ thuộc vào tình huống và những gì bạn đã làm trong thời gian chưa được tuyển dụng.

Nhiều người trong chúng ta có một thời gian nghỉ làm, vì lý do này hay lý do khác. Đôi khi, đó là sự lựa chọn đến từ bạn - có thể bạn muốn tập trung vào việc chăm sóc con, chăm sóc người thân bị ốm, tham gia vào một khóa học hay một hoạt động tình nguyện. Hoặc cũng có thể bạn bị cho thôi việc và bạn phải mất thời gian để tìm một công việc mới.

Cách giải thích khoảng trống này trên sơ yếu lý lịch và trong buổi phỏng vấn phụ thuộc vào tình huống và những gì bạn đã làm trong thời gian chưa được tuyển dụng. Sau đây là những lời khuyên để giảm bớt khoảng cách trong sơ yếu lý lịch của bạn:

1. Sử dụng định dạng sơ yếu lý lịch phù hợp 

Thông thường chúng ta có rất nhiều định dạng bạn có thể dùng cho Sơ yếu lý lịch của mình (bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây) Trong trường hợp này bạn nên sử dụng sơ yếu lý lịch chức năng để làm nổi bật các kỹ năng và thành tích trong công việc, tiếp theo là lịch sử làm việc theo trình tự thời gian.

Ngoài ra, bạn có thể đặt ngày tháng ở phông chữ thường thay vì in đậm. Đồng thời sử dụng cỡ chữ nhỏ hơn cỡ chữ bạn đang sử dụng cho tên công ty và chức danh công việc của mình. Những thay đổi nhỏ này có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

Cách giải thích khoảng trống trong quá trình làm việc trên sơ yếu lý lịch - Ảnh 1

2. Chỉ sử dụng năm trong phần kinh nghiệm làm việc

Khi liệt kê thời gian làm việc, bạn chỉ đến nói đến năm làm việc thay vì liệt kê cụ thể tháng / năm nếu bạn đã làm ở vị trí đó hơn một năm. 

Ví dụ: Từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 9 năm 2019, bạn làm việc tại công ty A

Từ tháng 12 năm 2019 đến thời điểm hiện tại, bạn làm việc tại công ty B

CÁCH TRÌNH BÀY ĐÚNG

Quản lý cửa hàng, Công ty B

2019 - Hiện tại

Nhân viên bán hàng, Công ty A

2017 - 2019

Như bạn có thể thấy, cách này không cho biết cụ thể thời điểm bạn bắt đầu và kết thúc công việc, điều này có thể giúp che lấp một khoảng cách ngắn về thời gian bạn không đi làm. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sẽ được hỏi về mốc thời gian làm việc cụ thể tại buổi phỏng vấn xin việc, vì vậy hãy chuẩn bị sẵn câu trả lời trước khi đến buổi phỏng vấn.

3. Liệt kê những kinh nghiệm khác có được trong thời gian chưa được tuyển dụng

 Bạn đã làm trong thời gian chưa được tuyển dụng? Có thể là một công việc tự do làm tại nhà, tham gia một tổ chức/ hoạt động tình nguyện. Tất cả những hoạt động đó đều có thể được coi là công việc và có thể được đưa vào sơ yếu lý lịch của bạn. Liệt kê chúng giống như những công việc khác của bạn - với chức danh, tên công ty, mô tả công việc và thời gian làm việc.

Nếu bạn đã tham gia một lớp học, bạn có thể liệt kê điều đó trong phần Trình độ học vấn. Nếu bạn dành thời gian đó để tham gia trải nghiệm gap year (năm nghỉ phép), bạn cũng có thể đưa thông tin đó vào sơ yếu lý lịch của mình.

4. Giải thích khoảng cách việc làm trong cuộc phỏng vấn việc làm

Giải thích về khoảng trống trong việc làm trong một cuộc phỏng vấn có thể là một việc không hề dễ dàng. Sau đây là lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn:

- Chuẩn bị trước lời giải thích

Hãy suy nghĩ về thời gian nghỉ làm của bạn: Thời gian là bao lâu, bạn có học được kỹ năng nào phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển hay không?

- Đừng nghĩ quá nhiều

Điều quan trọng là đừng suy nghĩ quá nhiều về "khoảng trống" trong lịch sử làm việc của bạn. Mối quan tâm chính của nhà tuyển dụng là bạn có đủ năng lực cho vị trí họ đang tìm kiếm hay không. Bất kể bạn đã trải qua khoảng trống việc làm như thế nào, bạn không bao giờ nên xấu hổ khi thảo luận về nó, vì kỹ năng và kiến thức bạn tích lũy được theo thời gian vẫn có thể khiến bạn trở thành một ứng viên nổi bật.

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news