Hoa đào là biểu tượng của mùa xuân đất Bắc. Cứ độ hoa đào nở, vận vật như bừng sáng bởi sắc trời trong xanh, và sắc hồng rực rỡ của những bông hoa đào đua nhau khoe sắc.
Hoa đào cũng là loài hoa báo hiệu một mùa Tết Nguyên đán nữa đang gõ cửa từng nhà, từng người. Chính vì thế, sắc hồng đỏ thắm của hoa đào cũng thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán của mỗi gia đình miền Bắc.
Tuy nhiên, làm thế nào để hoa đào được tươi lâu, cành lộc đâm trổ trong những ngày Tết Nguyên đán là điều mà nhiều người lúc này đang rất quan tâm.
Khi chọn cành đâò, cây đào được ưng ý với đầy đủ các tiêu chí về sức sống và độ thẩm mỹ như nhiều lộc, lá, hoa chưa bung nở hết,... thì bạn cần đặtcây đâò, cành đào ở nơi ít gió.
Với cành đào, cần rửa sạch lọ trước khi cắm hoa. Đây là bước quan trọng giúp cành đào không bị nhiễm khuẩn từ lọ hoa, bình hoa. Nước cắm hoa đào cũng được chọn nước sạch. Sau khi cắm nên thay nước trong bình 2 - 3 ngày/ lần. Mỗi lần thay nước có thể rửa lại phần gốc. Cách làm sạch này giúp hoa nở nhiều hơn, cây tươi lâu hơn.
Với những gốc trồng sẵn trong đất, bạn có thể thêm đất để đặt vừa vặn bầu cây vào. Nên chú ý giữ ẩm thường xuyên cho cây, tránh để cây bị quá nhiều nước hay quá khô đều ảnh hưởng đến quá trình nở hoa của đào.
Đừng quên bổ sung dinh dưỡng, kích hoa nở bằng nhiều cách khác nhau. Với những cành đào cắm trong bình, bạn có thể thả vào bên trong lọ 5 - 10 viên B2 giúp cây có thêm dinh dưỡng phục vụ cho việc nở hoa. Với các gốc đào, bạn có thể mua một chút kali về pha loãng với nước để cung cấp thêm dưỡng chất cho cây tươi khỏe.
Chúc bạn có được cành đào, cây đào đẹp để trưng bày trong dịp Tết Nguyên đán!