Tin mới

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Thứ hai, 08/02/2016, 08:22 (GMT+7)

Ngày Tết với nhiều món ăn với xuất xứ trôi nổi và cách bảo quản không hợp lý có thể gây ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng. Một số cách sơ cứu khi bị ngộ độc sẽ vô cùng cần thiết lúc này.

Ngày Tết với nhiều món ăn với xuất xứ trôi nổi và cách bảo quản không hợp lý có thể gây ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng. Một số cách sơ cứu khi bị ngộ độc sẽ vô cùng cần thiết lúc này.

Ngộ độc thực phẩm

Dù bị nhiễm virus, vi khuẩn hay độc tố thì bệnh cũng có xu hướng tự giới hạn do cơ thể chủ động đào thải các tác nhân gây bệnh, đồng thời tự điều chỉnh khối lượng nước điện giải.

Trong mọi trường hợp cần nghỉ ngơi, ăn nhẹ dễ tiêu, uống nhiều nước và chú ý vệ sinh để không tiếp tục lây cho người khác.

 

Dù bị nhiễm virus, vi khuẩn hay độc tố thì bệnh cũng có xu hướng tự giới hạn do cơ thể chủ động đào thải các tác nhân gây bệnh. Ảnh minh họa.

Kháng sinh không có tác dụng trong đa số trường hợp và việc điều trị bệnh chủ yếu là đề phòng biến chứng mất nước.

Lời khuyên khi ngộ độc thực phẩm

- Uống nhiều nước hơn bình thường. Có thể dùng nước đun sôi để nguội, nước canh rau, nước khoáng không có ga, nước dừa tươi hoặc nước biển khô Oresol theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

- Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng như bình thường nhưng chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần và ăn chậm để tránh ói.

- Theo dõi số lần ói và đi tiêu.

Bạn nên uống nhiều nước khi bị ngộ độc thực phẩm. Ảnh minh họa.

- Theo dõi phát hiện các dấu hiệu mất nước để kịp thời đưa bệnh nhân nhập viện.

- Cần đi khám hay vào viện để truyền dịch nếu cơ thể có dấu hiệu mất bù: da khô, tim đập nhanh, cảm giác mệt lả hay ngất xỉu.

Ngộ độc rượu

Người ngộ độc rượu do sử dụng rượu tự nấu, pha chế, ngâm, ủ có hàm lượng độc tố rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Khi phát hiện người uống có dấu hiệu say rượu, người nhà cần tìm cách giúp nôn hết, sau đó xát mạnh hai bên má; cho uống một cốc sữa nóng, trà đặc hoặc nước chanh; Cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và đặt nằm nơi thoáng (nhưng tránh gió lùa), tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái.

Người ngộ độc rượu do sử dụng rượu tự nấu, pha chế, ngâm, ủ có hàm lượng độc tố rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Ảnh minh họa.

Nếu có biểu hiện co giật, thở không đều, ngã chảy máu tai, mắt, loạn nhịp tim phải đưa đến bệnh viện ngay. Triệu chứng ngộ độc thường là ngủ li bì.

Lưu ý: Không nên để người uống rượu say ngủ quá lâu, nếu không thấy tỉnh phải đưa ngay người ngộ độc đến viện. Để tránh ngộ độc, tốt nhất là không nên uống nhiều rượu. Không nên uống nhiều loại rượu cùng một lúc. Uống rượu có tính chất khai vị, uống ít để kích thích ăn uống, chứ không phải uống đến no.

Nhã Nam (T.H)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news