Thói quen nhịn đi vệ sinh sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tăng khả năng mắc bệnh trĩ, ung thư, thậm chí tử vong...
Theo các chuyên gia y khoa, cách này không phải giải pháp tích cực cho vấn đề nhạy cảm mang tên đi tiêu. Tiến sĩ Niket Sonpal, trợ lý giáo sư tại phòng mạch Tuoro trực thuộc trung tâm y khoa Osteopathic Medicine tại New York cho biết, khi nhịn đi vệ sinh, ngoài việc khó chịu về tinh thần, cơ thể bạn chịu nhiều tác động hơn bạn tưởng.
Cô gái 16 tuổi tử vong vì nhịn đi đại tiện suốt 8 tuần
Năm 2013, Emily Titterington, 16 tuổi sống tại hạt Cornwall, Anh đã qua đời sau khi trải qua 8 tuần liền không đi đại tiện.
Hãy tạo thói quen 'đi nặng' vào một khung giờ nhất định trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng. |
Bác sỹ Amanda Jeffery, nhà nghiên cứu bệnh học của Home Office cho biết, những biểu hiện của Emily phù hợp với một triệu chứng gọi là "nhịn đi đại tiện" thường gặp ở trẻ em. Emily mắc chứng sợ toillet nên thường tránh vào nhà vệ sinh.
Nhịn đi vệ sinh không chỉ gây khó chịu về tinh thần mà còn khiến cơ thể bạn chịu nhiều tác động.
Vì nhịn đại tiện trong thời gian dài, ruột cô gái phình to, chèn ép khoang ngực và xô lệch vị trí nhiều nội tạng. Khám nghiệm tử thi, các chuyên gia khá bất ngờ khi phần ruột già của Emily lớn hơn hẳn bình thường do thói quen nhịn vệ sinh kéo dài nhiều năm.
"Emily đã có thể được cứu sống nếu áp dụng các biện pháp y học điều trị, nhưng đáng tiếc là cô bé lại từ chối đi khám bệnh", bác sỹ Jeffery cho biết.
Theo Independent, gia đình cho biết Emily bị tự kỷ dạng nhẹ và có vấn đề về đường tiêu hóa từ khi sinh ra, khiến dần dần cô bé sợ đi vệ sinh.
Mẹ cô bé cho biết ngày bé, cứ 3-5 ngày bà lại bắt Emily phải đi vệ sinh, nhưng từ khi con gái dậy thì, gia đình không còn quản lý được việc này nữa. Emily liên tục từ chối điều trị cho bệnh tình của mình.
Nhịn tiểu có thể dẫn đến vỡ bàng quang
Tháng 11/2010, bệnh nhân Nguyễn Văn Đ. (45 tuổi, ở Đông Anh) nhập viện Xanh Pôn (Hà Nội) vì vỡ bàng quang. Trước đó, bệnh nhân uống nhiều rượu bia, khi tỉnh dậy thì thấy mót tiểu nhưng không đi được. Khi siêu âm, các bác sĩ phát hiện mặt trên bàng quang có đường vỡ khiến nước tiểu tràn vào trong ổ bụng. Nhờ tiến hành cấp cứu kịp thời nên nạn nhân giữ được tính mạng.
Vỡ bàng quang là một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa, có thể dẫn đến viêm xương chậu, viêm tấy vùng tiểu khung, xơ hoá khoang sau phúc mạc, thậm chí tử vong.
Thông thường, dung tích khoảng 250 - 350 ml, bàng quang sẽ căng giãn, não bộ báo hiệu gây cảm giác buồn đi tiểu. Nếu vượt qua 400 ml, cảm giác rất buồn, 600 ml thì đau tức không chịu nổi. Lúc này, thường có biểu hiện đái dầm. Nhưng với người không thể đào thải được, khả năng vỡ bàng quang sẽ rất cao, nguy hiểm cho tính mạng.
Thói quen nhịn đại tiện gây hại cho sức khỏe
Nhịn tiểu tiện, đại tiện thường xuyên sẽ làm hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. |
Đi vệ sinh là một cơ chế hoạt động bình thường và vốn dĩ phải có của con người, giúp bài tiết chất dư thừa và độc tố ra khỏi cơ thể. Vì thế, đại tiện là việc phải làm mỗi ngày.
Tuy nhiên, một số người lại có thói quen kìm đại tiện mà không biết việc này không những gây khó chịu mà còn dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho sức khoẻ, thậm chí là gây tử vong như trường hợp của cô bé Emily Titterington.
"Thói quen nhịn đại tiện không tốt chút nào. Khi phân đến trực tràng, đó là dấu hiệu báo đã đến lúc bạn nên vào nhà vệ sinh và "xả", bác sĩ Niket Sonpal, một trợ lý giáo sư lâm sàng thuộc Trường Đại học Tuoro (Mỹ) cho biết.
Mặc dù lịch trình và tần xuất đại tiện của mỗi người khác nhau nhưng thông thường chúng ta có cảm giác "buồn đi nặng" sau khi ăn hoặc uống cà phê. Bởi cà phê có tác dụng kích thích đường ruột.
Tăng nguy cơ mắc ung Thư Đường ruột
Thói quen nhịn đi 'nặng' sẽ khiến bạn dễ mắc chứng táo bón. Do đại tràng thường rút nước từ chất thải đường tiêu hoá, nhịn càng lâu, phân càng khô cứng, khó được đào thải ra ngoài. Việc cố rặn khiến hậu môn dễ bị rách, chảy máu… gây ra táo bón. Đặc biệt là trẻ nhỏ càng ngại đi đại tiện, khiến hậu quả trở nên xấu hơn khi trưởng thành.
Bạn sẽ thấy đầy bụng, khó chịu, khó khăn trong di chuyển sau khi nhịn đi tiêu 2h. |
Chất thải cũng chứa nhiều độc tố, không đào thải kịp khiến độc tố giữ lại trong người khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Tình trạng kéo dài sẽ là nguyên nhân chính gây nên bệnh trĩ, thậm chí ung thư đường ruột.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Việc nước tiểu ứ đọng trong bàng quang lâu ngày sẽ là môi trường cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Ở trẻ nhỏ, việc nhiễm trùng có thể gây biến chứng sẹo thận, tiền cao huyết áp. Việc nhịn tiểu làm trào ngược bàng quang niệu quản gây nhiễm trùng thận, dẫn đến suy thận, có thể gây tử vong. Với người lớn, nhịn tiểu lâu ngày gây suy thận, viêm thận bể thận, nhiễm trùng huyết… thai phụ có thể đẻ non, nhiễm trùng sơ sinh…Việc nhịn tiểu cũng là tác nhân gây sỏi đường niệu, tạo thói quen tiểu són, tiểu rắt…
Để giảm thiểu những căn bệnh do nhịn đi đại tiểu tiện, mọi người cần tạo thói quen đi đại tiện hằng ngày, vào một khung giờ nhất định. Giải quyết ngay khi cảm thấy buồn đi vệ sinh. Ngoài ra, cần tăng cường uống nước, ăn rau củ… để việc đào thải trở nên dễ dàng hơn.
Trang Vũ (Tổng hợp)