Tin mới

“Cầu không móng” Trung Quốc xây cho Campuchia: Chuyên gia lên tiếng

Thứ hai, 12/01/2015, 14:32 (GMT+7)

Hình ảnh chân cây cầu do nhà thầu Trung Quốc xây dựng tại Campuchia, được người dân cho là “cầu không móng”, đang khiến dư luận nước này lo lắng về sự an toàn. Vậy chuyên gia nói gì về “cầu không móng”.>>> Nước lũ làm lộ cầu không móng Trung Quốc xây cho Campuchia>>> Hà Nội: Thép rơi trúng đầu, 1 người tử vong dưới chân dự án đường sắt trên cao>>> Sập giàn giáo đường sắt trên cao: Gửi công hàm cho ĐSQ Trung Quốc

 

 

Hình ảnh chân cây cầu do nhà thầu Trung Quốc xây dựng tại Campuchia, được người dân cho là “cầu không móng”, đang khiến dư luận nước này lo lắng về sự an toàn. Vậy chuyên gia nói gì về “cầu không móng”.

Công nghệ xây “cầu không móng” chấn động dư luận

Mới đây, tờ Phnom Penh Post đưa tin từ cuối tháng 11/2014, nước lũ đã gây sạt lở nghiêm trọng ở khu vực dưới chân cầu hữu nghị Trung Quốc - Campuchia, hay còn có tên Prek Tamak, huyện Muk Kampol (tỉnh Kandal) bắc qua sông Mekong. Một phần đất quanh chân cầu bị nước cuốn trôi, lộ ra bên dưới hoàn toàn không có móng.

Người dân địa phương đã tiến hành một chiến dịch trên mạng xã hội Facebook, bày tỏ quan ngại về sự xói mòn và tình trạng sạt lở đất bờ sông ở chân cầu có thể khiến nó bị sập.

Tin tức và hình ảnh về "cầu không móng" được  Phnom Penh Post đăng tải.

 

Thông tin này không chỉ khiến dư luận Campuchia quan tâm, mà nó còn gây chấn động dư luận những nước trong khu vực. Nhất là những năm gần đây, rất nhiều công ty của Trung Quốc đang là chủ thầu xây dựng nhiều công trình cầu, đường trong khu vực Đông Nam Á.

 

Trên báo Tuổi trẻ, độc giả Đàm Dương thảng thốt: “Ôi trời, hay thiệt đó Campuchia ơi, quá nguy hiểm, ai thấy cái móng đâu không chỉ tôi với. Cầu chỉ dành cho giới... Tôn Ngộ Không.”

Độc giả Văn Chương quan ngại: “Chuyệt thật 100% mà như đùa của công nghệ tiên tiến Trung Quốc ở thế kỷ 21 đấy. Một bài học rất đáng suy ngẫm của ct khi các dự án đang triển khai có liên quan đến TQ. Cần nghiêm túc rà soát lại, sẵn sàng loại bỏ dự án nào "có vấn đề" để tránh hậu họa sau này.”

Trên tờ Thanh Niên, độc giả Trịnh Dũng nghi ngờ: “Không tin là xây cầu không móng, bởi xây gì không móng thì được chứ cầu mà không móng thì đổ ngay...”

Nói “cầu không móng” là nói liều

Để giải đáp băn khoăn, lo lắng của độc giả, PV đã có cuộc trao đổi với Giáo sư – Tiến sỹ (GS.TS) Nguyễn Đình Cống, Nguyên Chủ nhiệm Khoa, trường Đại học Xây dựng, Hà Nội (là một trong những người đầu tiên tại VN nghiên cứu sâu về Bê tông và các lĩnh vực khác trong Xây dựng. Ông đã có nhiều đóng góp cho công tác nghiên cứu giảng dạy đào tào trong lĩnh vực Xây dựng).

Giáo sư – Tiến sỹ (GS.TS) Nguyễn Đình Cống, Nguyên Chủ nhiệm Khoa, trường Đại học Xây dựng Hà Nội.

Về vấn đề “cầu không móng”. Sau khi xem bài viết cùng hình ảnh được Phnom Penh Post đăng tải. GS.TS Nguyễn Đình Cống cho biết: “Không thể dựa vào hình ảnh đó (ảnh đăng tải trong bài) để nói cầu không móng. Thấy rõ trụ cầu có móng sâu (theo thiết kế là 30 m). Trên mặt đất, sát với trụ cầu người ta làm một lớp sân, dày khoảng 10 cm. Đất bị xói lở là đất ở dưới lớp sân chứ chưa đụng gì đến móng cầu. Ở đây rõ ràng là một số người không hiểu biết, nên nghĩ nhầm là cầu không có móng.”

 

Video tham khảo :Tổng hợp những tai nạn nghề nghiệp bi hài nhất:


 

Giáo sư cho biết thêm, móng là bộ phận của công trình xây dựng đặt lên nền đất. Vậy bất kỳ nhà, cầu, tháp... để đứng vững được thì đều phải có móng. Vấn đề là móng đó như thế nào, nông hay sâu, to hay nhỏ, nhiều hay ít, chắc chắn đến mức nào, có vừa đủ hay dư thừa (không được thiếu, vì thiếu thì công trình bị sập, thông thường thì móng quá mức vừa đủ mà ở mức dư thừa).

“Để phán xét về chất lượng, và chuyện cầu có móng hay không phải có đủ hình ảnh, số liệu, trí tuệ, nếu không thì dễ mắc tội đoán mò hoặc nói liều. Nói, viết "cầu không móng" là nói liều. Vì cầu không móng thì không tồn tại được”, Giáo sư nói.

Móng cầu nằm ở độ sâu 30m

Để trấn an người dân trước nỗi lo cầu sập, ông Sideyning - Chánh văn phòng Bộ Giao thông công chính Campuchia trả lời trên báo giới: “Chúng tôi sẽ gửi một đội kỹ thuật kiểm tra cầu một lần nữa và xây dựng bờ kè ở bờ sông.  Sẽ không có vấn đề gì xảy ra nếu chúng ta bồi đắp lại phần đất bị sạt lở. Xin người dân đừng lo sợ!”.

Ông Yeun Sarat, một chỉ huy lực lượng quân đội tại huyện Muk Kampul, cho biết Tập đoàn Xây dựng Thượng Hải đã tiến hành kiểm tra sau đợt lở đất đầu tiên vào ngày 23/11, và kết luận cầu không gây nguy hiểm cho người lưu thông.

Hình ảnh Nước lũ làm lộ cầu không móng Trung Quốc xây cho Campuchia số 1

Móng cầu nằm ở độ sâu 30m chứ không phải ngay sát mặt đất như thế này.

“Cây cầu có phần móng sâu 30 m chứ không phải chỉ vài mét… nên mọi người không nên quá lo lắng”, ông Sarat nói.

Theo Phnom Penh Post, Tập đoàn Xây dựng Thượng Hải (Trung Quốc) là công ty xây dựng cầu Prek Tamak. Cây cầu bằng vốn vay của Chính phủ Trung Quốc từ tháng 6/2007 và khánh thành đưa vào sử dụng tháng 1/2011.

Cầu Prek Tamak trị giá 43,5 triệu USD, phần lớn trong số đó là vốn vay từ chính quyền Trung Quốc, được đưa vào sử dụng vào tháng 1/2011. Tập đoàn Xây dựng Thượng Hải khởi công xây cây cầu này hồi tháng 6/2007.

Đức Thuận

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news