Cây cúc tần giúp xông hơi tiêu trĩ
Cây cúc tần được biết đến là một trong những Cây thuốc Nam phổ biến, nằm trong 70 loại dược liệu theo quy định của Bộ Y tế. Nhờ thành phần dược lý có lợi, cúc tần thường được sử dụng để chữa ho, cảm sốt, bí tiểu, xông hơi tiêu trĩ, đau nhức xương khớp và hỗ trợ tiêu hóa,... Cùng tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm sinh thái, Công dụng và cách dùng của vị thuốc thuốc này qua bài viết dưới đây.
Đặc điểm sinh thái của cây cúc tần
Cúc tần là loài cây bụi, thông thường có chiều cao từ 1 - 2m, mọc thẳng, từ thân chính phân ra thành nhiều nhánh nhỏ. Cành cây khi còn non được phủ 1 lớp lông ngắn, lá cúc tần hình trứng, màu xanh nhạt tươi sáng, có thể rộng từ 2 - 4m, dài 8cm, mép lá có răng cưa và tỏa ra mùi thơm khi bị vò nát. Hoa của cây được mọc thành cụm theo 3-7 chuỗi lá, quả màu nâu đỏ.
Loại cây này sinh sôi và phát trưởng trong những vùng đất ngập nước, đất thấp ven sông, ven biển, đầm lầy nước lợ và những vùng nước mặt như bãi triều hay rừng ngập mặn. Ngoài ra, cây cũng thường mọc trong rừng và nơi đất liền.
Tại Việt Nam, cúc tần mọc hoang hoặc được người dân ở khắp các tỉnh gieo trồng bằng cách giâm cành.
Công dụng của cây cúc tần
Theo Y học cổ truyền
Trong Đông Y, cây cúc tần có vị hơi đắng, tính mát. Nhờ thành phần dược lý có lợi, cúc tần thường được sử dụng để chữa ho, cảm sốt, bí tiểu, đau nhức xương khớp và hỗ trợ tiêu hóa.
Dưới đây là một số bài thuốc làm từ cây cúc tần để chữa bệnh được lưu truyền trong dân gian:
-
Chữa ho
-
Chữa cảm sốt
-
Chữa viêm khí quản
-
Chữa ghẻ
-
Xông hơi tiêu trĩ
-
Chữa chứng bí tiểu
Theo Y học hiện đại
Theo nhiều chuyên gia, cây cúc tần có đặc tính giúp chống loét, chống viêm, chống khuẩn, lợi tiểu và hạ đường huyết. Cụ thể:
- Chống nọc độc rắn:
- Tác dụng kháng khuẩn
- Tác dụng chống oxy hóa
- Tác dụng bảo vệ gan
- Tác dụng chống viêm
- Tác dụng chống ung thư
Cách bài thuốc từ cây cúc tần
- Chữa ho do viêm khí quản: 20g cúc tần già rửa sạch, băm nhỏ, 2 nắm gạo, 3g gừng tươi, cắt nhỏ, 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn. Tất cả đem nấu cháo chín nhừ. Ăn nóng khi đói, ngày 3 lần, ăn liên tục 3 ngày sẽ đỡ.
- Xông hơi tiêu trĩ: Cúc tần, lá lốt, ngải cứu, lá sung với tỷ lệ bằng nhau, 1 củ nghệ vàng. Đem Các loại lá cây rửa sạch hoàn toàn, nấu cùng 1.5 lít nước, sau đó thêm vài lát nghệ vàng vào nấu cùng. Cho nước thuốc vào chậu, chờ cho nguội bớt thì tiến hành xông hơi hậu môn.Xông hậu môn trong 15 phút, đến khi nước còn ấm thì ngâm trực tiếp hậu môn vào chậu nước thêm 10 phút nữa. Mỗi tuần nên xông hơi 2 – 3 lần, nếu bị trĩ nhẹ, búi trĩ sẽ co lên và tiêu biến sau khoảng 2 tháng. Lưu ý, vùng da ở hậu môn rất mỏng và nhiều dây thần kinh nên không được xông khi nước còn quá nóng.
- Chữa chứng bí tiểu: Dùng 40g lá cây cúc tần đã phơi khô hoặc nếu không có thể dùng 100g lá tươi. Sau khi rửa sạch, dùng thảo dược nấu thành nước uống. Mỗi ngày có thể uống nước lá thay nước lọc để tăng cường chức năng thận.
* Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để biết rõ bệnh tình và hướng điều trị phù hợp hãy đến các cơ sở y tế để gặp bác sĩ thăm khám
Ảnh: Tổng hợp