Đây cũng được xem là nội dung tại Nghị quyết 143/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2022.
Tại Nghị quyết này, Chính phủ đã yêu cầu Bộ GDĐT chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai tuyển dụng số giáo viên được Bộ Chính trị quyết định cho địa phương năm học 2022 - 2023; khắc phục tình trạng thiếu giáo viên cục bộ và nâng cao chất lượng giáo viên.
Theo đó, liên quan đến việc tăng lương, phụ cấp cho giáo viên yên tâm công tác, vừa qua Bộ trưởng GDĐT Nguyễn Kim Sơn đã lên tiếng khi tham gia giải trình trong phiên chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ GDĐT cho rằng để ngăn chặn cũng như giảm số lượng giáo viên thôi việc thì vấn đề cấp bách để tăng lương, tăng phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo, đặc biệt là giáo viên mầm non và tiểu học.
Chia sẻ trên Vnexpress, Bộ trưởng GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết hiện nay mức thu nhập của giáo viên mầm non và tiểu học ra trường sau 5 năm công tác, bình quân đạt 4,5 đến 4,7 triệu đồng, đã tính cả lương và phụ cấp ưu đãi 35%. Khi dạy được 5 năm, giáo viên sẽ có thêm phụ cấp thâm niên 5%. Người mới tuyển vào hệ thống, thu nhập chỉ khoảng 3 triệu đồng, trong 2-3 năm đầu.
Theo đó, đối với giáo viên mầm non ở những vùng đặc biệt khó khăn thì được trợ cấp ưu đãi 70%, cộng thêm phụ cấp thu hút của địa phương hoặc làm việc tại các trường chuyên biệt (trường cho trẻ em cần chăm sóc đặc biệt) sau 5 năm công tác tiền lương có thể đạt 6 triệu đồng 1 tháng, nhưng số lượng không nhiều. Những giáo viên này phải làm việc trong môi trường đặc biệt khó khăn, mức lương đó chưa tương xứng công sức.
Người đứng đầu Bộ GDĐT cho biết chỉ 10 tháng trong năm 2022 thì cả nước có hơn 16.000 giáo viên bỏ việc, bình quân cứ 100 nhà giáo thì một người ra khỏi ngành. Tỷ lệ lớn thầy cô bỏ việc là ở khối mầm non, tiểu học.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do mức lương quá thấp, trong khi công việc quá nhiều vì giáo viên phải vừa dạy, vừa dỗ, vừa chăm sóc học sinh.
Một số tỉnh thành có chỉ tiêu nhưng không tuyển dụng được vì không có nguồn; hoặc có nguồn nhưng nhiều người lại chọn làm việc khác có thu nhập cao hơn.
Do đó, trước thực trạng này đòi hỏi phải cấp bách tăng lương và phụ cấp ưu đãi cho giáo viên, nhất là khối mầm non, tiểu học.Mới đây, trong phiên họp Quốc hội khóa XV, với tỷ lệ 90,56% ĐBQH tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.
Liên quan đến việc thực hiện chính sách tiền lương, chưa thực hiện cải cách tổng thể Chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27 của Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương khóa XII trong năm 2023.
Quốc hội đã giao chính phủ từ ngày 1/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho các cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng; tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị và tăng 20,8% chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở, theo Tuổi Trẻ.