Tin mới

Lương hưu và trợ cấp BHXH có tăng sau khi tăng lương cơ sở?

Thứ sáu, 11/11/2022, 17:59 (GMT+7)

Sau khi Chính phủ đề xuất với Quốc hội về việc tăng mức lương cơ sở, nếu được thông qua thì mức lương hưu và trợ cấp BHXH có được điều chỉnh tăng theo hay không?

Lương cơ sở được đề xuất tăng bao nhiêu?

Trong Tờ trình đánh giá tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách Nhà nước, phân bổ ngân sách Trung ương năm 2023, Chính phủ đã dự kiến sẽ dành 44 nghìn tỷ đồng trong ngân sách để thực hiện tăng lương cơ sở cho các cán bộ, công chức và viên chức. 

Theo đó, Chính phủ hiện đang đề xuất tăng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng (tức tăng 20,8%).

Theo như phân tích của Chính phủ, trong vòng 3 năm qua, mức lương cơ sở mới được điều chỉnh một lần từ ngày 01/7/2019, trong khi chỉ số giá tiêu dùng từ tháng 7/2019 ước tính đến hết năm 2022 đã tăng khoảng 10%.

Việc mức lương cơ sở không tăng trong thời gian dài đã làm cho đời sống của người hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn. 

Tình trạng các cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc hoặc chuyển việc từ khu vực công sang khu vực từ ngày càng nhiều gây ra nhiều bất cập.

Lương hưu và trợ cấp BHXH có tăng sau khi tăng lương cơ sở là điều mà người lao động quan tâm. Ảnh: Internet
Lương hưu và trợ cấp BHXH có tăng sau khi tăng lương cơ sở là điều mà người lao động quan tâm. Ảnh: Internet

Do đó, để đảm bảo cân đối thu nhập của các cán bộ, công chức với tình hình kinh tế của quốc gia, Chính phủ cũng dự kiến thời điểm tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023.

Nhằm kịp thời hỗ trợ giảm khó khăn cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong bối cảnh giá cả các mặt hàng leo thang, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất tăng lương cơ sở sớm hơn lộ trình mà Chính phủ đề xuất là 6 tháng, tức tăng lương cơ sở từ ngày 1/1/2023. 

Dù vậy, những ý kiến nêu trên đây chỉ là đề xuất chứ chưa được Quốc hội thông qua.

Mức lương hưu năm 2023 có được tăng theo lương cơ sở

Luật BHXH năm 2014 quy định mức lương hưu của người lao động có thời gian tham gia BHXH sẽ được tính toán dựa trên thời gian đóng BHXH và mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH. 

Dù vậy, Điều 56 và Điều 71 Luật BHXH năm 2014 lại quy định mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia BHXH bắt buộc là bằng mức lương cơ sở.

Chính vì thế, nếu đề xuất tăng lương cơ sở được Quốc hội thông qua thì mức hưởng lương hưu thấp nhất được tính cho NLĐ tham gia BHXH bắt buộc nghỉ hưu vào năm 2023 cũng sẽ tăng theo.

Theo đó, mức hưởng lương hưu tối thiểu sẽ tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên thành 1,8 triệu đồng/tháng.

Mức lương cơ sở tăng, trợ cấp BHXH có tăng không?

Căn cứ vào luật BHXH năm 2014, có rất nhiều khoản trợ cấp BHXH được tính theo lương cơ sở. 

Do đó, khi mức lương cơ sở tăng, loạt trợ cấp ốm đau, thai sản hay tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất cũng được điều chỉnh tăng. Cụ thể gồm:

1. Tăng mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau

Theo khoản 3 Điều 29 Luật BHXH năm 2014, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau được tính theo công thức sau:

Nếu lương cơ sở tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên thành 1,8 triệu đồng/tháng, khoản trợ cấp trên sẽ tăng từ 447.000 đồng/ngày lên thành 540.000 đồng/ngày.

2. Tăng mức trợ cấp 1 lần khi sinh con

Theo Điều 38 Luật BHXH năm 2014, lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được cơ quan BHXH thanh toán trợ cấp 1 lần:

Trợ cấp 1 lần/con = 2 x Mức lương cơ sở

Nếu mức lương cơ sở năm 2023 tăng, mức trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nuôi con nuôi của người lao động cũng điều chỉnh tăng từ 2,98 triệu đồng/con lên thành 3,6 triệu đồng/con.

3. Tăng mức dưỡng sức sau thai sản

Theo khoản 3 Điều 41 Luật BHXH năm 2014, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản được tính theo công thức sau:

Mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau/ngày = 30% x Mức lương cơ sở

Nếu lương cơ sở tăng thì tiền trợ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau cũng tăng từ 447.000 đồng/ngày lên thành 540.000 đồng/ngày.

4. Tăng mức trợ cấp 1 lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Căn cứ Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được nhận trợ cấp 1 lần.

Một phần của khoản trợ cấp này sẽ được tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động và mức lương cơ sở tại thời điểm chi trả. Cụ thể:

Trợ cấp = 5 x Mức lương cơ sở + (Tỷ lệ % suy giảm lao động - 5) x 0,5 x Mức lương cơ sở

Nếu lương cơ sở được tăng như đề xuất, mức trợ cấp 1 lần tính theo mức độ suy giảm lao động cũng sẽ tăng theo.

- Suy giảm 5% khả năng lao động: Trợ cấp tăng từ 7,45 triệu đồng lên 09 triệu đồng.

- Sau đó cứ suy giảm thêm 1%: Hưởng thêm 900.000 đồng (hiện nay là 745.000 đồng).

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news