Tin mới

Chủ nhà không bắt buộc phải đóng bảo hiểm cho “ô-sin”

Thứ năm, 01/05/2014, 09:55 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Việc đóng bảo hiểm xã hội là thỏa thuận của cả hai bên: chủ nhà và người giúp việc, không bắt buộc chủ sử dụng phải đóng bảo hiểm cho "ô-sin".>> Người giúp việc thắng kiện chủ nhà>> Người giúp việc trộm hơn 1 tỷ đồng của gia chủ>> Nữ sinh Hưng Yên bị người giúp việc cưỡng dâm

(Tinmoi.vn) Việc đóng bảo hiểm xã hội là thỏa thuận của cả hai bên: chủ nhà và người giúp việc, không bắt buộc chủ sử dụng phải đóng bảo hiểm xã hội cho "ô-sin".

 

Đây là thông tin do bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ lao động Tiền lương (bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết xung quanh những băn khoăn của dư luận về việc có hay không việc phải đóng bảo hiểm cho người giúp việc khi ngày 25/5 tới đây, nghị định số 27 của Chính phủ về quản lý lao động giúp việc gia đình chính thức có hiệu lực.

Cụ thể, trao đổi với báo chí, bà Minh khẳng định, nghị định 27 không bắt buộc chủ sử dụng phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Việc đóng bảo hiểm xã hội hay không là phụ thuộc vào thỏa thuận của cả hai bên. Lao động giúp việc gia đình cũng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc vì đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là các cơ sở, đơn vị sử dụng từ 10 lao động trở lên. Nếu có thỏa thuận thì tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trường hợp không tham gia bảo hiểm xã hội thì trong hợp đồng lao động cần phân biệt rạch ròi đâu là khoản tiền lương, đâu là khoản bảo hiểm xã hội trả cả vào lương.

Chủ nhà không bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội cho “ô-sin”

Chủ sử dụng không bắt buộc phải đóng bảo hiểm cho người giúp việc.

Theo nghị định mới sắp có hiệu lực, người sử dụng lao động và người giúp việc gia đình phải ký kết hợp đồng lao động, trong đó người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục mỗi tuần, được nghỉ 12 ngày phép nguyên lương mỗi năm và nghỉ lễ, Tết theo quy định. Người sử dụng lao động đồng thời có trách nhiệm chi trả bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người giúp việc gia đình như quy định của bộ Luật Lao động và không được phép trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sẽ còn rất lâu nữa, thị trường người giúp việc gia đình ở Việt Nam mới có thể phát triển chuyên nghiệp, tức là “ô-sin” trở thành một nghề đúng nghĩa, bởi đây là lĩnh vực có đặc thù riêng và những tiêu chí khó có thể định lượng.

Một nghiên cứu do Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành năm 2011 cho thấy, phần lớn người giúp việc gia đình ở Hà Nội và TP.HCM là nữ giới từ nông thôn. Hầu hết người giúp việc gia đình mới chỉ tốt nghiệp cấp hai và không được đào tạo để làm công việc này.

Duy Minh

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news