Tin mới

Đà Nẵng đưa sách giáo khoa về Hoàng Sa vào trường học

Thứ tư, 25/02/2015, 16:01 (GMT+7)

Sở Giáo dục - đào tạo TP Ðà Nẵng sẽ cho in gần 100.000 cuốn sách giáo khoa (SGK) Lịch sử Ðà Nẵng vào để đưa vào giảng dạy chính thức cho học sinh.

Sở Giáo dục - đào tạo TP Ðà Nẵng sẽ cho in gần 100.000 cuốn sách giáo khoa (SGK) Lịch sử Ðà Nẵng vào để đưa vào giảng dạy chính thức cho học sinh.

Thông tin từ Sở GD - ĐT tỉnh Đà Nẵng cho biết trên tờ Thể thao VN, sau Tết Nguyên đán Ất Mùi, Sở sẽ cho in gần 100.000 cuốn sách giáo khoa Lịch sử Ðà Nẵng để đưa vào giảng dạy tại các trường THCS và THPT tại Đà Nẵng.

Hai cuốn sách, một dành cho học sinh THCS, cuốn còn lại dành cho học sinh THPT sẽ được đưa vào giảng dạy một cách chính thức. Có khoảng 40.000 học sinh THPT và 60.000 học sinh THCS ở các trường sẽ được tiếp cận hai cuốn sách.

Đà Nẵng đưa sách giáo khoa về Hoàng Sa vào trường học

Hai cuốn sách đưa Hoàng Sa vào chương trình giảng dạy cho học sinh của TP Đà Nẵng. Ảnh: Tuổi trẻ

Hai cuốn sách, một cuốn 79 trang dành cho THCS và 71 trang dành cho THPT.

Nội dung hai cuốn sách đa dạng, phong phú, trong đó, có đề cập thẳng thắn, có dẫn cứ về các vấn đề, sự kiện tiêu biểu, mang tính thời sự như việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép, việc xâm chiếm của quân địch, lịch sử hình thành cùng nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu khác,….

Chia sẻ trên báo Tuổi trẻ về việc ra đời cuốn sách, thầy Nguyễn Minh Hùng - Phó Giám đốc Sở GD-ÐT TP Ðà Nẵng, chủ biên - cho biết: “Có thể nói thiết kế này chưa thể đầy đủ như mong đợi, nhưng đây là một nỗ lực để tất cả học sinh hiểu tương đối toàn diện về lịch sử của thành phố này. Quá trình phát triển, đến nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử, việc mở mang bờ cõi về phía Nam... cắt nghĩa những di tích, nhân vật nổi tiếng sinh ra ở Đà Nẵng. Và cũng rất thời sự vì sao Đà Nẵng lại là thành phố đáng sống, thành phố của những cây cầu, tầm nhìn của Đà Nẵng. Có những kiến thức không tiện đưa vào chính thức sẽ có phần phụ lục (khoảng 25 trang) để giải thích thêm”.

Đây là việc làm thiết thực nhằm giáo dục sâu sắc tới học sinh những kiến thức và sự hiểu biết về quê hương mình, đặc biệt là sự tuyên truyền về Hoàng Sa – quần đảo máu thịt của Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết thêm: “Do tuổi các em chỉ 17 trở xuống nên đưa những vấn đề gì chính xác, căn gốc thôi. Khi viết lịch sử trong nhà trường, quan điểm đầu tiên là sự chọn lựa. Không thể bày ra trên mâm thức ăn quá nhiều thứ”.

Theo thầy Hùng, trước khi có việc chỉ đạo của lãnh đạo TP Ðà Nẵng về việc đưa Hoàng Sa vào giảng dạy, Sở GD-ÐT cũng có hướng dẫn các trường biên soạn nội dung về địa phương để bổ trợ thêm cho HS. Nhưng từ khi có sự chỉ đạo của HÐND thì mới biên soạn một cách công phu, bài bản hơn.

Mai Nguyên

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news